VN-Index tiếp tục nhích nhẹ
Trong bối cảnh thanh khoản tiếp tục sụt giảm, nhóm bluechip có phần đuối sức khiến thị trường dừng chân và đảo chiều giảm trong phiên sáng nay 29/1.
Bước sang phiên chiều, VN-Index vẫn đứng dưới mốc tham chiếu nhưng ngưỡng kháng cự 910 điểm đã ngay lập tức được thiết lập lại nhờ một số mã bluechip đảo chiều hồi phục.
Sau đó, thị trường đã hồi phục và bật tăng mạnh trong đợt khớp ATC với sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
VCB tăng 2,2% lên 56.700 đồng, CTG tăng 2% lên 20.750 đồng, MBB tăng 1,2% lên 21.300 đồng, VPB tăng 1,5% lên 20.000 đồng, TCB tăng 1,1% lên 26.500 đồng…
Bộ 3 nhà Vin cũng hỗ trợ khá tốt với VHM tăng 1,1% lên 81.500 đồng, VIC tăng 0,2% lên 103.900 đồng, VRE tăng 0,5% lên 29.400 đồng.
Ngoài ra, một số bluechip khác cũng giao dịch khởi sắc như MSN, MWG, NVL, SSI, FPT…
Nhiều mã thị trường quen thuộc vẫn chịu áp lực bán ra và kết phiên trong sắc đỏ như FLC, HAI, OGC, KBC, HAG, AMD, DLG, ASM…
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 4,53 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 145,68 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,06 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 16,8 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 55.070 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 1,1 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/1: VN-Index tăng 3,75 điểm (+0,41%), lên 915,93 điểm; HNX-Index tăng 0,06 điểm (+0,05%), lên 102,37 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 54,06 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị nặng lớn nhất thế giới công bố lợi nhuận quý IV không như kỳ vọng của phố Wall do nhu cầu giảm ở Trung Quốc và chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao. Sau báo cáo kết quả kinh doanh, cổ phiếu Caterpillar giảm tới 9,13%.
Tương tự, cổ phiếu Nvidia giảm tới 13,82% sau khi nhà sản xuất chip này cắt giảm ước tính doanh thu quý IV nửa tỷ USD cũng do nhu cầu chip chơi game tại Trung Quốc thấp.
Trong khi đó, một báo cáo mới công bố cho thấy, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc chậm lại tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 12/2018 càng dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hiện giới đầu tư đang chờ đợi cuộc đàm phán thương mại kế tiếp giữa Washington và Bắc Kinh trong ngày thứ Tư và thứ Năm tới.
Những tác động trên khiến phố Wall quay đầu điều chỉnh khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 28/1, chỉ số Dow Jones giảm 208,98 điểm (-0,84%), xuống 24.528,22 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 20,91 điểm (-0,78%), xuống 2.643,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 79,18 điểm (-1,11%), xuống 7.085,68 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu phòng thủ như tiện ích và tiêu dùng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,08% lên 20.664,64 điểm. Topix tăng 0,1% lên 1.557,09 điểm.
Phản ánh tâm lý thận trọng của thị trường, nhóm phòng phủ như tiện ích, tiêu dùng và đường sắt tăng với Tokyo Electric Power Co tăng 3,7%, Nissin Food Holdings 1% và Central Japan Railway tăng 1,3%.
Thị trường lo ngại đối với kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất có tiếp xúc lớn với thị trường Trung Quốc, nhất là sau khi Nvidia Corp đã cắt giảm ước tính doanh thu quý IV xuống nửa tỷ USD do nhu cầu suy yếu đối với chip chơi game tại Trung Quốc.
Điều này đã khiến Tokyo Electron giảm 2,4%, Awesomeest Corp giảm 4,6% và Screen Holdings giảm 7,6%. Nhà sản xuất sản phẩm silicon Sumco Corp vấp ngã 5,3% và Shin-Etsu Chemical mất 6%.
Cổ phiếu đáng chú ý là Shin-Etsu Polymer Co khi tăng 4,8% sau khi lợi nhuận hoạt động trong 9 tháng tính đến tháng 12/2018 tăng 19,2% lên 6,78 tỷ Yên (62 triệu USD).
Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, trong bối cảnh giới đầu tư vui mừng vì các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế đã bù đắp cho những lo ngại sau khi Washington thông báo truy tố Huawei.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 2.594,25 điểm. Chỉ số CSI30 bluechip tăng 0,3% lên 3.193,97 điểm.
Nhà đầu tư đã bị một cú shock sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc Huawei, giám đốc tài chính và hai công ty chi nhánh đánh cắp công nghệ và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Nhưng thị trường được nâng đỡ bởi các biện pháp mới của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường. Ủy ban kế hoạch nhà nước Trung Quốc đã tiết lộ một loạt các biện pháp nhằm thúc đẩy doanh số bán các mặt hàng từ xe hơi, thiết bị đến dịch vụ thông tin.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý bảo hiểm của Trung Quốc cũng đã có khuyến khích các công ty bảo hiểm mua thêm cổ phiếu và trái phiếu, trong khi cơ quan giám sát chứng khoán của nước này đưa ra tuyên bố phủ nhận tin đồn rằng nhiệm vụ chính vào năm 2019 là thúc đẩy cơ chế bán khống.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Beijing Hualian Hypermarket Co Ltd, tăng 10,07%, Nanning Department Store Co Ltd, tăng 10,05% và Anhui Quanchai Engine Co Ltd, tăng 9,97%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Gansu Ronghua Industry Group Co Ltd giảm 10,09%, Zhejiang Feida Environmental Science & Technology Co Ltd mất 10,07% và Shanghai Xinhua Media Co Ltd giảm 10,07%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm vào thứ Ba, trong bối cảnh các nhà đầu tư ngày càng lo ngại rằng các cáo buộc hình sự của Mỹ đối với Huawei sẽ gây thiệt hại cho vòng đám phán thương mại Trung-Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,16% xuống 27.531,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,14% xuống 10.867,42 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1%, ngành CNTT tăng 0,24%, tài chính giảm 0,39% và bất động sản tăng 0,53%.
Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là Sino Biopharmologists Ltd, tăng 6,33%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Geely Cars Holdings Ltd, giảm 4,09%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất là CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 2,86%, China Railway Group Ltd, tăng 2,8% và ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd, tăng 2,64%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Great Wall Motor Co Ltd, giảm 4,41%, Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 3,3% và CNOOC Ltd, giảm 3,1%.
Kết thúc phiên 29/1: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 15,64 điểm (+0,08%), lên 20.664,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,72 điểm (-0,10%), xuống 2.594,25 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 45,28 điểm (-0,16%), xuống 27.531,68 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC phục hồi. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.240 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,65 - 36,87 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.858 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.150 - 23.240 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh và nguy cơ “núp bóng”
Tốc độ tăng trưởng cao của mảng tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng chính thức để đẩy lùi tín dụng phi chính thức..>> Chi tiết
- Mảng xám trong kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
Có 1.001 lý do dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp..>> Chi tiết
- Cuộc cạnh tranh mới của khối công ty chứng khoán
Việc thị trường tiếp tục giảm cả về điểm số và thanh khoản trong quý IV/2018 đã khiến lợi nhuận của nhiều công ty chứng khoán (CTCK) giảm mạnh..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư tổ chức khó tham gia thị trường phái sinh
Sau hơn một năm hoạt động, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ lệ gần 100% trên thị trường chứng khoán phái sinh. Khối công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc khi tham gia thị trường này..>> Chi tiết
- Luật Quản lý thuế: Băn khoăn cơ quan quản lý vừa thu thuế, vừa xóa nợ
Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đề nghị không khoanh nợ với đối tượng có dấu hiệu trốn thuế hoặc vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại có quan điểm khác..>> Chi tiết
- Trung Quốc: Lợi nhuận của các công ty công nghiệp liên tục giảm
Dữ liệu yếu kém này cho thấy sẽ có nhiều vấn đề trong tương lai đối với lĩnh vực sản xuất rộng lớn của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới..>> Chi tiết