Zimbabwe quay lại chế độ bản vị vàng trong cuộc chiến chống siêu lạm phát

Zimbabwe quay lại chế độ bản vị vàng trong cuộc chiến chống siêu lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong nỗ lực mới nhất nhằm vực dậy nền kinh tế lâu năm bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, Zimbabwe vừa tung ra một tiền tệ mới được hỗ trợ bằng vàng để thay thế đồng đô la.

Đồng tiền mới được gọi là Zimbabwe Gold hay ZiG và đang được phát hành với giá trị khoảng 13,5 ZiG đổi 1 USD và 17,1 ZiG đổi 1 bảng Anh.

Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe đã cho người dân 21 ngày để chuyển đổi đồng đô la của họ sang đồng tiền mới, với các tờ tiền mới được in và tiền đúc sẽ bắt đầu lưu hành vào cuối tháng này.

John Mushayavanhu, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe cho biết: “Chúng tôi đang làm những gì cần làm để đảm bảo rằng đồng nội tệ của chúng tôi không bị bóp nghẹt…Chúng tôi đã ở trong tình trạng gần 85% giao dịch được thực hiện bằng đô la Mỹ”.

Zimbabwe đã phải hứng chịu làn sóng lạm phát và mất giá nghiêm trọng.

Năm 2009, siêu lạm phát đã dẫn đến việc sản xuất tiền giấy với mệnh giá 100.000 tỷ đô la Zimbabwe, khi các quan chức chạy đua để theo kịp sự mất giá ngày càng tăng của đồng tiền này.

Khi Zimbabwe chuyển sang sử dụng đồng đô la Mỹ vào năm 2015, tiền giấy mang mệnh giá “siêu thực” đó đã được ngân hàng trung ương đổi lấy chỉ 40 cent.

Trong làn sóng giảm giá gần đây nhất, đồng đô la của Zimbabwe đã mất hơn 99% giá trị so với đồng đô la Mỹ từ năm 2019 đến cuối năm 2023.

Đồng đô la Mỹ được sử dụng rộng rãi và có tư cách pháp nhân, đồng thời được dự đoán sẽ vẫn là lựa chọn phổ biến ở quốc gia này.

Thống đốc Mushayavanhu đã cam kết rằng ZiG mới sẽ được “neo đỡ hoàn toàn và hỗ trợ hoàn toàn” bằng vàng và các kim loại quý khác.

Lý thuyết cho rằng vàng là một tài sản hữu hình với một số dạng giá trị cố hữu, điều này sẽ hạn chế mức độ mất giá của một loại tiền tệ gắn liền với nó.

Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng, bản thân vàng không phải là tài sản có giá trị cố định nên không có gì đảm bảo đồng tiền mới có thể duy trì ổn định.

Paul Donovan, chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS cho biết, những đợt lạm phát gần đây ở các quốc gia khác cũng sẽ nghiêm trọng như vậy đối với đồng tiền được hỗ trợ bằng vàng.

“Ý tưởng đằng sau chế độ bản vị vàng là tiền tệ sẽ gắn liền với một loại hàng hóa có giá trị ổn định. Vấn đề lớn nhất ở đây là vàng không có giá trị ổn định. Giống như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá trị tương đối của vàng cũng tăng giảm. Ví dụ: vào tháng 9/2022, giá sữa tính bằng đô la Mỹ đã tăng hơn 16%, nhưng theo giá vàng, giá sữa đã tăng hơn 23%, chứng tỏ lạm phát cao đến mức nguy hiểm”, ông cho biết.

“Các loại tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng trải qua cả lạm phát và giảm phát với chu kỳ kinh tế không ổn định, do nhu cầu thanh khoản và giá trị của vàng thay đổi so với các mặt hàng khác. Một loại tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng không đảm bảo cho sự ổn định về giá cả hoặc kinh tế”, ông cho biết thêm.

Tin bài liên quan