Yêu cầu đánh giá kỹ về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công thương được yêu cầu lấy thêm ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan để hoàn thiện hồ sơ, trình lại Đề án Quy hoạch điện VIII trước ngày 15/6/2021.
Yêu cầu đánh giá kỹ về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII).

Theo kết luận này, Quy hoạch điện VIII có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, yêu cầu sớm hoàn thành với chất lượng tốt nhất, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng, tạo nền tảng hạ tầng cho phát triển toàn diện kinh tế-xã hội của đất nước.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng cũng cho rằng, việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện Quy hoạch điện VIII là cần thiết với mục đích đạt chất lượng tốt nhất, phát triển ngành điện bền vững, nâng cao khả năng tự chủ về năng lượng của đất nước, xác định quy mô phát triển hợp lý hệ thống điện quốc gia qua từng thời kỳ để có giá bán điện hợp lý nhất và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương rà sát, đánh giá kỹ thêm về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia hiện nay; khả năng về cung ứng điện tối đa trong trường hợp có và không có rõ ràng buộc về tuyền tải công suất các nguồn hiện hữu trong hệ thống.

Rà soát kỹ, toàn diện các danh mục nguồn và lưới điện đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (kể cả danh mục đã được cơ quan có thẩm quyền chính thức bổ sung); phân tích kỹ tiến độ của các dự án đầu tư đang triển khai để làm cơ sở cân đối, tính toán phù hợp trong Quy hoạch điện VIII.

Rà soát quy mô phát triển nguồn điện, cơ cấu nguồn điện hợp lý so với dự báo nhu cầu điện từng thời kỳ, nhất là giai đoạn đến năm 2030; không để xảy ra tình trạng dư phòng nguồn điện không hợp lý (như phương án phát triển tổng công suất đạt 167.000 MW nguồn điện đến năm 2030 trong khi dự báo nhu cầu công suất cực đại theo phương án cơ sở là 86.500 MW). Lưu ý tuân thủ đúng định hướng Chiến lược Năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 tại Nghị quyết 55-NQ-TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là các mục tiêu phát triển về năng lượng tái tạo và nguồn điện khí LNG.

Bổ sung xem xét quy định các tiêu chí về các dự án quan trọng, ưu tiên trong Quy hoạch qua từng thời kỳ, rà soát quy mô và phân bổ hợp lý không gian phát triển các nguồn điện, nhất là các nguồn điện LNG trong quy hoạch, bảo đảm lợi thế cạnh tranh, tối ưu trong phát triển hệ thống điện.

Nghiên cứu hoàn thiện thêm về pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện quy hoạch để khắc phục những điểm còn yếu trong thực hiện Quy hoạch điện VII, nhất là khi chuyển từ dạng quy hoạch chi tiết sang quy hoạch định hướng trong Quy hoạch điện VIII.

Quán triệt tinh thần phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm giám sát, kiểm tra quyền lực trong quá trình thực hiện quy hoạch. Do đó, rà soát quy định về lập kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII bảo đảm rõ ràng, trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch.

Rà soát quy định về cơ quan chủ trì xây dựng cơ chế đấu thầu để lựa chọn các chủ đầu tư thực hiện các dự án điện bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết 140/NQ-CP, ngày 20/10/2020.Làm rõ mối liên hệ về phát triển nguồn và lưới điện giữa quy hoạch điện VIII và các quy hoạch đang được các địa phương tổ chức lập.

Tin bài liên quan