Phân tích vai trò của DN trong thời kỳ hội nhập, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, khẳng định, DN là lực lượng thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước, nâng nền kinh tế lên trình độ phát triển cao hơn. “Lực lượng này cũng là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. DN còn là lực lượng khai thác cơ hội, tạo khả năng cạnh tranh và thích ứng cho sản phẩm”, bà Phạm Chi Lan nói và cho rằng, năng lực cạnh tranh và thành công của DN quyết định tương lai của đất nước trong phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, có một thực tế trong những năm qua là các DN Việt
Cách đây 1 năm, khi Việt Nam còn đang trong giai đoạn đàm phán để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mức cam kết cắt giảm thuế quan và những tác động của sự kiện này đến các ngành sản xuất trong nước được hầu hết DN ngóng đợi. Song vì lý do “nhạy cảm”, các thông tin liên quan trong thời điểm đó hầu như chỉ “úp úp mở mở”. Cho đến bây giờ, nhắc lại chuyện này, TS. Võ Trí Thành (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) vẫn còn tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi vẫn nói đùa với nhiều anh em trong Đoàn đàm phán là các ông chẳng chịu hỏi ý kiến DN khi đàm phán. Đúng ra, DN phải được bày tỏ mình cần gì khi gia nhập WTO, thay vì là thành viên chính thức rồi mới thông báo cho họ biết. Như thế DN sẽ rất bị động!”. Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị, DN cần được chủ động tham gia quá trình khảo sát trên, thay vì “ngơ ngác” trước những điều chỉnh chính sách.
Phân tích thêm sự bị động của DN, bà Phạm Chi Lan dẫn chứng cơ hội được tiếp xúc với nguồn vốn và đất đai của DN hiện cũng rất hạn chế. Nguyên nhân là do việc xin thuê đất khó khăn, nên kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh của DN vô cùng gian nan. Tương tự, do khó tiếp cận nguồn vốn, nên DN rất bị động trong việc hoạch định chiến lược phát triển. Và “cái khó bó cái khôn”, nên DN Việt
Từ trước đến nay, khi nói về những điểm yếu của DN Việt