Xuất nhập khẩu sụt giảm hơn 60 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 374 tỷ USD, giảm hơn 60 tỷ USD so với mức 434,5 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu 7 tháng 2023 sụt giảm hơn 60 tỷ USD so với cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu 7 tháng 2023 sụt giảm hơn 60 tỷ USD so với cùng kỳ.

Thương mại hàng hóa qua 7 tháng đầu năm 2023 vẫn đối mặt đà giảm 2 con số.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng mới đạt hơn 374 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu 194,7 tỷ USD, giảm 10,6%, nhập khẩu 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ, cán cân thương mại xuất siêu 15,23 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.

So với kết quả xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 434,5 tỷ USD, thì mức thực hiện của cùng kỳ năm nay đã giảm hơn 60 tỷ USD (xuất khẩu giảm 23,17 tỷ USD; nhập khẩu giảm 37,1 tỷ USD).

Mức sụt giảm này phản ánh rõ tình trạng thương mại toàn cầu đang chịu tác động mạnh từ suy thoái kinh tế, khủng hoảng địa chính trị...

Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2023


Ước tính

(Triệu USD)

Tốc độ giảm so với

cùng kỳ năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD



Điện tử, máy tính và linh kiện

30.787

-3,0

Điện thoại và linh kiện

27.800

-18,3

Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác

22.900

-10,4

Dệt, may

18.930

-15,1

Giày dép

11.672

-17,1

7 tháng 2023 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,6%).

Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,53 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 171,5 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 15,75 tỷ USD, chiếm 8,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Chiều ngược lại, có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,8% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 37,9%).

Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 7 tháng năm 2023


Ước tính

(Triệu USD)

Tốc độ giảm so với

cùng kỳ năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD



Điện tử, máy tính và linh kiện

45.375

-9,4

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

22.650

-14,6

Ngoại trừ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng dương, tất cả các thị trường lớn còn lại đều giảm nhập khẩu hàng hóa từ các nhà cung ứng Việt Nam.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta, với kim ngạch ước đạt 52,4 tỷ USD, giảm 21,8%. Xuất khẩu sang EU đạt 25 tỷ USD, giảm 9,9%, sang Trung Quốc đạt 31,6 tỷ USD, tăng 4,9%, Hàn Quốc đạt 13 tỷ USD, giảm 8,8%, Nhật Bản đạt 13 tỷ USD, giảm 3,5%, sang Asean đạt 18,6 tỷ USD, giảm 9,6%.

Xuất siêu sang Mỹ ước đạt 44,3 tỷ USD giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU đạt 16,4 tỷ USD, giảm 11,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,4 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 27 tỷ USD, giảm 35,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,5 tỷ USD, giảm 35,1%; nhập siêu từ Asean 5 tỷ USD, giảm 35,3%.

Báo cáo Vietnam At A Glance tháng 7/2023 của Ngân hàng HSBC với tựa đề “Mùa hè kém sôi động” nói rằng, thương mại của Việt Nam vẫn chưa thấy rõ tín hiệu của phục hồi. Tổ chức này cũng dự báo, xu hướng thương mại sẽ thay đổi sớm nhất vào quý IV/2023, theo hướng ổn định trước rồi mới xuất hiện sự gia tăng.

Tin bài liên quan