Xuất nhập khẩu cả năm 2022 chính thức cán đích 732,5 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chính thức đạt kỷ lục mới với 732,5 tỷ USD cho cả năm 2022, xuất siêu 11,2 tỷ USD, số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Xuất nhập khẩu cán mốc 732,5 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với kỷ lục 11,2 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu cán mốc 732,5 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với kỷ lục 11,2 tỷ USD.

Thông tin Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12 cho thấy, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,82 tỷ USD, tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD đồng thời là năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu.

Ở chiều xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, tăng 6,5%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, tăng 12,1%, chiếm 74,4%.

Trong năm 2022 có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 08 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,1 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm.

Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu lớn năm 2022


Ước tính

năm 2022

(Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm

năm 2022 so với

năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD



Điện thoại và linh kiện

59.292

3,1

Điện tử, máy tính và linh kiện

55.242

8,7

Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác

45.722

19,3

Dệt, may

37.496

14,5

Giày dép

23.932

34,8

Gỗ và sản phẩm gỗ

15.857

7,1

Phương tiện vận tải và phụ tùng

12.064

13,6

Thủy sản

10.930

23,1

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước.

Trong quý IV/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý III/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 125,79 tỷ USD, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,86 tỷ USD, tăng 7,5%.

Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu năm 2022


Ước tính

năm 2022

(Triệu USD)

Tốc độ tăng/giảm

năm 2022 so với

năm trước (%)

Các mặt hàng đạt giá trị trên 10 tỷ USD



Điện tử, máy tính và linh kiện

82.074

8,6

Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

45.391

-2,0

Điện thoại và linh kiện

21.214

-1,2

Vải

14.766

3,1

Chất dẻo

12.450

5,9

Sắt thép

12.065

4,3

Có 46 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 06 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 44,7%, giảm 1,8 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,5%, tỷ trọng bằng năm trước.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta, với kim ngạch ước đạt 109,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD.

Trong năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 836 triệu USD (năm trước nhập siêu 2,7 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 60,9 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ Hàn Quốc 38,3 tỷ USD, tăng 11,5%; nhập siêu từ ASEAN 13,6 tỷ USD, tăng 10,6%.

Tin bài liên quan