Xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2204, xuất siêu 15 tỷ USD.

Xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm 2204, xuất siêu 15 tỷ USD.

Xuất khẩu năm 2024 ngắm đích tăng trưởng 6%, xuất siêu 15 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng 6% so với năm 2023, cán cán cân thương mại tiếp tục thặng dư năm thứ 9 liên tục, với mức xuất siêu khoảng 15 tỷ USD.

Mặc dù, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 được dự báo vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định, song Bộ Công thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2023, xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp, với mức 15 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Công thương tập trung cao cho việc mở rộng thị trường xuất, kiểm soát hiệu quả nhập khẩu, đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng, chuỗi cung ứng; thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch bền vững; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, ngừa, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

Xuất khẩu vẫn dựa vào các ngành hàng chủ lực, đóng góp ngoại tệ lớn như máy tính, linh kiện, điện thoại, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị phụ tùng. Riêng nhóm máy tính, điện thoại năm qua đóng góp gần 110 tỷ USD và dự kiến xuất khẩu khoảng 117 tỷ USD vào năm sau.

Nhóm dệt may, giày dép dù sụt giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023, đều không thể về đích đúng hẹn, nhưng đóng góp cho xuất khẩu cả nước gần 65 tỷ USD...

Xuất khẩu là một trong những trụ cột tăng trưởng quan trọng của Việt Nam nhưng đã xuất hiện dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2022 và kéo dài đến cuối năm 2023.

Sức mua thị trường toàn cầu yếu đi nhiều đã tác động đến việc không hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 6% như đã đề ra từ đầu năm nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.

Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt 26 tỷ USD, tăng hơn 2 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Năm qua, cả nước có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (11 tháng), trong đó có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch.

Điểm sáng là nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu (đây là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm trước (ước cả năm tăng 4,8%).

Năm 2024, bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Một số xu hướng chính có tác động lớn đến phát triển công nghiệp và thương mại của Việt Nam.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, với nhiều ngành hàng hội nhập từ sớm, các doanh nghiệp đã có thêm nhiều kinh nghiệm ứng phó với các giai đoạn khó khăn cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Điểm tựa cho các ngành hàng xuất khẩu là bắt đầu xuất hiện tín hiệu phục hồi nhẹ về đơn hàng xuất khẩu Cùng đó, với việc khai thác tốt các FTA hiện có, việc kết thúc đàm phán, triển khai các FTA với các thị trường mới như Israel, UAE sẽ tiếp thêm cơ hội thúc đẩy thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam…

Ngoài ra, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với cả 2 đối tác lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ và Nhật Bản trong năm qua sẽ tác động tích cực đến thương mại hàng hóa, nhất là ởchiều xuất khẩu của nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp chế biến chế tạo cho tới nông, lâm, thủy sản.

Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, ký kết các FTA với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR...) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các FTA, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, UKVFTA.

Tin bài liên quan