Cần cơ chế cho phát triển đô thị xanh
Việt Nam từng có giai đoạn phát triển đô thị theo mô hình bao cấp dẫn đến bộ mặt đô thị trên cả nước phát triển giống nhau, không phát huy được yếu tố văn hóa bản địa và mất tính cạnh tranh đô thị. Giai đoạn hiện nay, các dự án cao tầng đang phát triển theo chiều hướng mở rộng không ngừng, khiến cho việc thiếu không gian xanh đang trở thành vấn nạn của đô thị hiện đại.
Hầu hết các mô hình quy hoạch xây dựng đô thị mới chưa chú trọng đến việc tối ưu nguồn tài nguyên đất, cũng như tính bền vững của đô thị. Do đó, mật độ dân cư tăng cao, dồn vào những tòa nhà cao tầng sẽ tạo áp lực lớn lên hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
Theo TS, KTS Lê Thị Bích Thuận, hiện nay quy hoạch xây dựng “đô thị xanh”, vẫn chưa được chú trọng như một giải pháp tổng thể bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị. Cả chủ đầu tư và người dân còn chưa hiểu đúng về khái niệm đô thị xanh. Vẫn còn tồn tại tâm lý phát triển nóng, đề cao lợi nhuận trước mắt hơn là những giá trị kiến trúc phục vụ cộng đồng lâu dài. Muốn tạo dựng đô thị xanh, bền vững, thì cần có những thiết chế để tích hợp quy hoạch xây dựng với sử dụng tài nguyên hiệu quả, tạo không gian mở cho đô thị… Cũng cần phải thu hút các doanh nghiệp phát triển bất động sản Xanh bằng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xanh, thông minh cho các dự án, không phân biệt ở phân khúc trung, cao cấp hay thấp cấp…
EcoLife Capitol với hệ thống cây xanh 3 lớp và sử dụng năng lượng xanh
Đón đầu cơ hội bất động sản Xanh
Theo ông William Trant Beloe, giám đốc Chương trình tài trợ Biến đổi Khí hậu khu vực châu Á của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC): “Công trình xanh được thiết kế, xây dựng theo tiêu chí tiết kiệm năng lượng, dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí vận hành. Trung bình, một công trình xanh tiết kiệm được khoảng 20% điện năng và 40% lượng nước sạch so với công trình bình thường”.
Ở châu Á, vào năm 2014, Singapore có gần 1.200 công trình được cấp chứng chỉ công trình xanh, Đài Loan có 500 công trình, Malaysia cũng có 125 công trình. Trong khi đó, Việt Nam có chưa đến 10 công trình. Điều này cũng khiến cho Việt Nam chưa hình thành được thị trường xây dựng với những gói giải pháp xanh. Không có nhiều chủ đầu tư sẵn sàng cho việc tăng chi phí đầu tư ban đầu cho giải pháp xanh, nhất là khi tâm lý người mua đa phần còn chú trọng đến giá bán, trước khi cân nhắc đến những hiệu quả lâu dài của công trình.
Hầu hết các mô hình quy hoạch xây dựng đô thị mới chưa chú trọng đến việc tối ưu nguồn tài nguyên đất, cũng như tính bền vững của đô thị.
Tuy vậy, cũng đã có những chủ dự án nghĩ khác. Ông Trần Như Trung, Phó Tổng Giám đốc Thủ đô Invest, chủ đầu tự dự án EcoLife Capitol phân tích: Thực tế cho thấy, đầu tư vào những giải pháp thiết kế kiến trúc xanh sẽ khiến chi phí đầu tư tăng thêm 5%. Nhưng cái được thì rất đáng cân nhắc, đó là cư dân của chung cư có thể tiết kiệm 50% chi phí năng lượng. Trên thế giới, những công trình xanh đạt được mức tiết kiệm năng lượng rất cao, thí dụ như tòa nhà Diamond Building của thành phố Kualalumpur tăng 4% đầu tư đã giảm 65% chi phí năng lượng.
Nhận ra tiềm năng thị trường, và cũng ý thức được trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, Thủ đô Invest đã sớm theo đuổi định hướng phát triển những khu chung cư được thiết kế xanh, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo. Triết lý phát triển bền vững được doanh nghiệp quán triệt vào tầm nhìn và cách định hướng phát triển các công trình đối với dòng sản phẩm nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp như EcoHome hay như dòng sản phẩm thương mại như Ecolife. Thực tế đã trả lời, EcoHome 1 và 2 đãgiảm được đáng kể chi phí vận hành chung cư, đồng thời tạo cảnh quan dự án luôn xanh tươi nhờ vào những giải pháp xây dựng xanh.Những dự án này trở thành mô hình kiểu mẫu phát triển nhà ở xã hội ở Hà Nội.
Khi phát triển phân khúc dự án nhà ở thương mại, các dự án bất động sản EcoLife Capitol và EcoLife Tây Hồ của Thủ đô Invest, cũng được phát triển theo tiêu chí xanh và thông minh. Đặt trong bối cảnh giá bán phải cạnh tranh, những nỗ lực trong tìm giải pháp kiến trúc, mạnh dạn đưa các công nghệ xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường vào thực tế dự án, cho thấy quyết tâm từ Thủ đô Invest để nhà ở Xanh không quá tầm với của đa số người dân.
Lấy thí dụ từ dự án Ecolife Capitol, nằmtrong khu vực phát triển bất động sản sôi động bậc nhất của Hà Nội với các khu đô thị mới Trung Văn, Phùng Khoang,…, nhưng dự án có dấu ấn riêng với thiết kế đặc biệt, như một vườn cây xanh thẳng đứng xuyên suốt từ trên tầng thượng, qua các ban công của từng căn hộ tới khoảng xanh xung quanh toà nhà, kết hợp khu vườn chung cách giữa các tầng. Thác nước chảy tràn từ tầng năm xuống tầng một tạo cảnh quan và không khí trong lành. Các đường dạo bộ trên cao và bên ngoài của dự án sẽ hoàn thiện thiết kế cây xanh ba lớp được kiến trúc sư Francois Baberot của Công ty NKB Archi chọn làm điểm nhấn.
Công trình lựa chọn vật liệu thân thiện với thiên nhiên, sử dụng năng lượng tái tạo theo đúng tiêu chuẩn một công trình xanh. Các khoảng cách và tỉ lệ kiến trúc định hình trên cơ sở nghiên cứu hướng nắng, gió nhằm giảm thiểu tác động của khí hậu, dịu bớt ánh sáng mạnh của miền nhiệt đới. Nước sạch được tinh lọc theo tiêu chuẩn uống ngay tại vòi. Xử lý nước thải theo công nghệ tiên tiến Châu Âu, có thể được tái sử dụng để tưới cây bằng công nghệ tưới cây tự động.
Ngay khi thông tin dự án được lan tỏa ra cộng đồng, số người quan tâm, muốn sở hữu căn hộ tăng nhanh đã tạo cho chủ đầu tư niềm tin vào sự lựa chọn của mình.
Có thể nhìn thấy trước một thị trường bất động sản trong tương lai không xa sẽ cạnh tranh sôi động không chỉ từ giá bán, vị trí, mà còn từ giải pháp thiết kế, vận hành dự án. Khi ấy những chủ đầu tư tiên phong trong xu thế Xanh sẽ có ưu thế trên thị trường.
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com