Xu hướng đổi mới sáng tạo nào đang trỗi dậy trong ngành y dược?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Xu hướng đổi mới sáng tạo nào đang trở thành chủ lực trong ngành y dược quốc tế và Việt Nam là câu chuyện được các chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận sôi nổi tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9.

Chuyển đổi số trong y tế

Tại phiên thảo luận với chủ đề “Mở khóa tiềm năng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam” ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Công ty TrueDoc Việt Nam đặt vấn đề nếu cần nêu một xu hướng chung của thế giới trong phát triển y tế, đâu là xu thế đáng lưu ý nhất và xu hướng đó ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?

Phiên thảo luận với chủ đề “Mở khóa tiềm năng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam” cùng sự điều phối của ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch, Công ty TrueDoc Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Phiên thảo luận với chủ đề “Mở khóa tiềm năng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam” cùng sự điều phối của ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch, Công ty TrueDoc Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Thảo luận về vấn đề này, ông Lê Minh Sang, Chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, xu hướng lớn nhất hiện nay là chuyển đổi số trong y tế, trao quyền nhiều cho người bệnh, đặt người bệnh vào trung tâm. Xu hướng này đòi hỏi các công ty y dược phải cá nhân hoá chăm sóc của mình nhiều hơn.

Ông Lê Minh Sang, Chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Ông Lê Minh Sang, Chuyên gia cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Theo ông Sang, chuyển đổi số trong y tế đang là một trong những xu hướng mạnh mẽ nhất của đổi mới sáng tạo ngành y dược với AI, hệ thống dữ liệu lớn, tác động lớn nhất của chuyển đổi số là trao quyền cho người bệnh, trao quyền cho khách hàng. Hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực phải đáp ứng khám chữa bệnh theo yêu cầu, không chỉ trong giờ làm việc hay phạm vi lĩnh vực.

Phát kiến mới trong công nghệ sinh học

Chia sẻ về quan điểm này, bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, USABC Việt Nam lại cho rằng, xu hướng thực sự nổi lên và đang trỗi dậy mạnh mẽ trong ngành là dược phẩm sinh học với sự xuất hiện những phát kiến mới trong công nghệ sinh học. Sự phổ biến về công nghệ mới về gen, tế bào, chỉnh sửa gen, tạo tiềm năng vô hạn trong phát triển mới. Đáng chú ý những công ty thử nghiệm và phát triển trong lĩnh vực này chủ yếu là công ty khởi nghiệp, tại Mỹ có đến 70% phát minh sáng kiến trong lĩnh vực công nghệ sinh học đến từ startup. Đây là cơ hội để các công ty khởi nghiệp nhỏ có thể vươn lên. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đang bắt kịp làn sóng này và phát triển mạnh mẽ về công nghệ sinh học.

Bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, USABC Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Bà Bùi Thị Việt Lâm, Đại diện Quốc gia, USABC Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Ngoài ra, Đại diện Quốc gia, USABC Việt Nam cũng nhấn mạnh công nghệ AI, dữ liệu…sẽ giúp những nước mới gia nhập thị trường như Việt Nam có cơ hội đi nhanh hơn trong lĩnh vực công nghệ sinh học thay vì mất hàng chục năm. Ngành dược Việt Nam có thể đi tắt đón đầu nhờ công nghệ.

Chăm sóc y tế toàn diện dựa trên công nghệ xanh

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng ở góc độ đổi mới sáng tạo cần nhìn nhận ở 4 yếu tố bao gồm đổi mới về tư duy, đổi mới cách tiếp cận, đổi mới công nghệ và đầu tư.

Trong đó, đổi mới tư duy là quan trọng nhất quyết định các yếu tố còn lại. Việc chuyển giao công nghệ, tiếp cận công nghệ dược Việt Nam đang học hỏi và làm tốt, ghi nhận thể hiện rất rõ trong tình huống ứng phó dịch bệnh vừa qua. Công nghệ mới, kỹ thuật mới được đánh giá cao trong sự tiếp cận của ngành y dược.

“Một từ xu hướng cả thế giới và Việt Nam đang đi tới là chăm sóc y tế toàn diện dựa trên công nghệ xanh. Chúng ta đang tiếp cận điều này. Chăm sóc toàn diện cần y tế số, đầu tư, chuyển giao công nghệ có chọn lọc. Nhưng mục tiêu đặt ra thường cao hơn nguồn lực chúng ta đang có”, ông Nguyễn Viết Nhung cho hay.

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Theo Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, không phải chỉ quan tâm đến dược mà là hoá dược, quan tâm đến cơ thể đáp ứng phản ứng thế nào với giường bệnh đó là sản phẩm sinh học, nhận ra trong cơ thể đang sai sót gì thì sửa chữa nó. Công nghệ sinh học là tiềm năng lớn trong đổi mới sáng tạo của ngành y dược và cần được làm mạnh hơn nữa.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược. Ảnh Dũng Minh.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực y dược. Ảnh Dũng Minh.

Việt Nam đặt khát vọng trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về thử nghiệm, nghiên cứu và sản xuất thuốc chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2045 đóng góp trên 20 tỷ Đô-la Mỹ cho GDP cả nước. Cách tiếp cận mới để phát triển ngành y dược chú trọng đổi mới sáng tạo, tiến bộ công nghệ và chuyển đổi số được coi là động lực then chốt để thành công, sẽ giúp Việt Nam phát triển và đưa ngành dược lên một tầm cao mới.

Tại Việt Nam, đổi mới sáng tạo trong ngành y tế đã và đang giúp cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong nghiên cứu y học và sản xuất dược phẩm.

Tin bài liên quan