Sau 7 năm kể từ ban hành Quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối Tp.HCM, toàn bộ 8 tuyến đường sắt thuộc khu vực Đông Nam Bộ vẫn chưa được lên kế hoạch đầu tư cụ thể.

Sau 7 năm kể từ ban hành Quy hoạch chi tiết đường sắt khu vực đầu mối Tp.HCM, toàn bộ 8 tuyến đường sắt thuộc khu vực Đông Nam Bộ vẫn chưa được lên kế hoạch đầu tư cụ thể.

Xem xét nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh sau năm 2020

Tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) – Lộc Ninh dài 128 km, đường đôi, khổ 1435 mm – một trong tám tuyến đường sắt khu vực đầu mối Tp.HCM sẽ chỉ bắt đầu công tác nghiên cứu chuẩn bị đầu tư sau năm 2020.

Đây là thông tin vừa được Bộ GTVT gửi tới các cử tri tỉnh Bình Dương liên quan đến tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh).

Theo Bộ GTVT,Vào giữa năm 2013, Bộ GTVT đã phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 1556/QĐ-BGTVT trong đó có tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh. Đồng thời, tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An) - Lộc Ninh tiếp tục được dự kiến đầu tư trong giai đoạn sau năm 2020.

Vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ GTVT chưa tổ chức công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Trong thời gian tới, trường hợp có điều kiện về vốn hoặc có nhà đầu tư quan tâm đề xuất, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các Bộ ngành, địa phương để xây dựng phương án và báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Liên quan đến, việc tổ chức cắm mốc và bàn giao mốc ngoài thực địa để quản lý quỹ đất theo quy hoạch, Bộ GTVT vừa qua đã giao Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các địa phương triển khai thí điểm cắm mốc ngoài thực địa tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc thí điểm tuyến đường sắt nêu trên, Bộ GTVT sẽ rà soát, đánh giá để nghiên cứu phương án triển khai cắm mốc đối với các tuyến còn lại theo quy hoạch (trong đó có tuyến Dĩ An - Lộc Ninh) đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/04/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Trước đó, Bộ GTVT nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương chuyển đến theo công văn số 385/ĐĐBQH-VP ngày 26/12/2019.

Tại văn bản này, các cử tri cho biết tuyến đường sắt Xuyên Á (đoạn Dĩ An - Lộc Ninh) mặc dù công bố quy hoạch đã nhiều năm nhưng đến nay chưa được triển khai thực hiện, ảnh hưởng đời sống người dân trong vùng dự án, hạn chế quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Đề nghị ngành giao thông vận tải quan tâm triển khai sớm dự án để người dân ổn định cuộc sống; đồng thời trong thời gian chờ triển khai các dự án, đề nghị Bộ GTVT sớm cắm mốc và bàn giao mốc thực địa, lộ giới các tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy hoạch của Bộ để tỉnh Bình Dương phối hợp các cơ quan hữu quan quản lý quỹ đất theo quy hoạch cũng như tạo điều kiện cho tỉnh trong triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh”.

Theo Quyết định số 1556, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh bắt đầu từ ga Dĩ An, tuyến đi bên phải đường bộ Mỹ Phước - Tân Vạn đến Km2+200 đi trên nền đường sắt cũ, đến Km4+900 rẽ trái và đi song song với nền đường sắt cũ về phía nam (cách nền đường sắt cũ 200m), tới Km10+700 rẽ phải cạnh khu công nghiệp Bình Chuẩn và giáp phía đông Khu quân sự, đến Km14+100 tuyến đi dọc ranh phía đông khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương tới Km26+800 và về ga Chánh Lưu là ga cuối của ranh đầu mối. Chiều dài toàn tuyến là 128 km và chiều dài tuyến từ ga Dĩ An đến ga Chánh Lưu là 31,90 km.

Tin bài liên quan