Và đây là cách mà các ngân hàng “hóa phép” ra tiền:
Nếu bạn muốn có một khoản vay thế chấp để mua một căn nhà, và ngân hàng thấy rằng bạn có thể tin tưởng được, ngân hàng sẽ bỏ một lượng tiền mà bạn cần vào một tài khoản. Số tiền trong tài khoản của bạn đó trở thành một khoản nợ phải trả (Liability) đối với ngân hàng. Và khoản cho vay thế chấp mà ngân hàng hiện đang sở hữu là một tài sản (Assets) của ngân hàng.
Hai lược đồ sau đây, từ tài liệu của BoE, mô tả chi tiết quá trình tạo tiền đó.
Lược đồ thứ nhất cho thấy cách tiền được tạo ra, từ góc độ của một ngân hàng:
Trước khi bạn nhận khoản vay, ngân hàng có một lượng tài sản (Assets) dự trữ nhất định (Reserves) cùng một lượng tài sản dưới dạng tiền mặt (Currency), và nợ phải trả của ngân hàng là tiền gửi của khách hàng.
Sau khi bạn nhận khoản vay, ngân hàng không lấy tài sản của mình để đưa tiền cho bạn. Thay vào đó, ngân hàng tạo ra một tài sản mới toanh (khoản vay mà ngân hàng đưa cho bạn - New loans) và một khoản nợ phải trả mới coi như là tiền mới của bạn gửi vào (New deposits).
Còn đây, vẫn là giao dịch ấy, nhưng dưới góc nhìn của khách hàng:
Tài sản của bạn bao gồm một lượng tiền gửi và tiền mặt trước khi vay. Và sau khi vay, bạn có thêm một khoản tiền gửi (New deposits). Nên nhớ rằng, khi bạn nhận một khoản vay, điều đó không có nghĩa là ngân hàng chuyển cho bạn một rổ tiền mặt (Non-money), mà chỉ tăng số dư tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn. Khoản vay đó (New loans) cũng là một khoản nợ phải trả, vì bạn sẽ phải trả lại chúng.
Điều này dường như rất cơ bản, ngoại trừ rằng đó chính là nơi mà tiền được tạo ra ngày nay, chứ không phải từ một lực lượng bên ngoài nào đó.