Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm với lực bán chực chờ, thị trường bước vào phiên chiều tiếp nối trạng thái đi ngang ở quanh mức 1.125 điểm. Tuy nhiên, sức cầu không được cải thiện khiến chỉ số VN-Index thoái lui về kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.120 điểm khá nhanh và giằng co, rung lắc nhẹ ở quanh vùng này trước khi bị đẩy xuống sâu hơn trong phiên ATC khi mà một số mã lớn nới thêm đà giảm và bảng điện tử tiêu cực hơn.
Thanh khoản cũng xuống rất thấp với chỉ hơn 13.000 tỷ đồng được giao dịch trên sàn HOSE, chỉ hơn đôi chút so với phiên đáy trong ba tháng vào ngày 29/9 vừa qua.
Đóng cửa, sàn HOSE có 103 mã tăng và 386 mã giảm, VN-Index giảm 14,78 điểm (-1,31%), xuống 1.113,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 609 triệu đơn vị, giá trị 13.035,7 tỷ đồng, giảm hơn 10% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 52,4 triệu đơn vị, giá trị 1.392 tỷ đồng.
Nhóm bluechip chỉ còn hai mã tăng là SBS +0,2% và GVR +1,54% lên 19.800 đồng, dù có thời điểm mã này đã tăng tới hơn 4%, khớp hơn 4 triệu đơn vị.
Cùng với đó là ACB đứng tham chiếu, còn lại 26 cổ phiếu khác trong rổ VN30 đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, những cái tên gây sức ép lớn nhất là VCB khi lấy đi 2,5 điểm của VN-Index, dù chỉ giảm 2,1% xuống 84.500 đồng.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu đáng kể có PLX -5,1% xuống 34.400 đồng, MWG -4,5% xuống 47.000 đồng, POW -3,1% xuống 10.900 đồng, CTG -2,8% xuống 28.100 đồng, VNM -2,3% xuống 72.700 đồng, BID -2,1% xuống 41.600 đồng, VIB -2,1% xuống 18.500 đồng. Các cổ phiếu VIC, VJC, HPG, TCB, SHB, GAS giảm từ 1,1% đến 1,9%. Các mã còn lại giảm nhẹ với SSI, BVH, TPB, VRE, HDB MSN, FPT…
Trong đó, SSI vượt trội về khối lượng giao dịch với hơn 22,2 triệu đơn vị khớp lệnh, theo sau là HPG và STB với 10,4 triệu và 10,3 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một vài cái tên giữ được sức hút là YEG, HUB và TIP, khi đã kết phiên ở giá trần, trong đó, TIP khớp được hơn 1,11 triệu đơn vị.
Ngược dòng thị trường khác còn một số cái tên riêng lẻ như VGC +5,9% lên 50.200 đồng, HAG +4,9% lên 8.100 đồng, BIC +4,5% lên 26.500 đồng, CTD +4,2% lên 49.400 đồng, PTB +4,2% lên 61.800 đồng, FIR +3,4% lên 24.200 đồng. Toàn sàn nhích hơn 2% chỉ còn LHG, DPR, BMP, SZ3, SC5, TCD, SCD, HT1, BTP và HHP.
Ở chiều ngược lại, sức ép mạnh lên ở nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó, điểm nhấn là hai cái tên DIG và DXG, khi đều đóng cửa ở giá sàn tại 21.800 đồng và 16.600 đồng, khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn với 18,8 triệu và 19,7 triệu đơn vị.
Ngoài ra, PTL, DC4, MBB, SJF cũng là những cổ phiếu bị đẩy xuống mức giá sàn khi đóng cửa.
Giảm sâu đáng kể khác ở nhóm bất động sản còn QCG -6,4% xuống 9.970 đồng, VPH -5,9% xuống 7.960 đồng, NVL -5,5% xuống 13.800 đồng, NHA -4,9% xuống 15.700 đồng, TDC -4,7% xuống 9.050 đồng, DXS -4,5% xuống 8.100 đồng, HTN -4,3% xuống 14.550 đồng, BCG -4,2% xuống 8.900 đồng. Các mã VRC, NLG, PDR, CII mất hơn 3%...
Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng nới rộng đà giảm, với VIX -6,3% xuống 14.200 đồng, ORS -6,2% xuống 16.600 đồng, VCI -5% xuống 37.900 đồng, CTS -4,9% xuống 25.500 đồng, AGR -4,2% xuống 15.800 đồng, VND -3,9% xuống 19.550 đồng, BSI -3,8% xuống 38.000 đồng, APG -3,3% xuống 8.850 đồng…
Trong đó, cổ phiếu VIX thanh khoản cao nhất thị trường với hơn 23,1 triệu đơn vị, VND khớp 18,5 triệu đơn vị…
Nhóm thép cũng giảm sâu, với HSG -3,9% xuống 18.350 đồng, khớp 7 triệu đơn vị, NKG -3,1% xuống 18.600 đồng, khớp 5,6 triệu đơn vị, TLH -3,5% xuống 7.440 đồng, khớp 1,32 triệu đơn vị…
Trên sàn HNX, nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm hoặc nới đà đi xuống cũng đã khiến HNX-Index lùi về tham chiếu và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên, sàn HNX có 65 mã tăng và 108 mã giảm, HNX-Index giảm 2,19 điểm (-0,95%), xuống 228,01 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 67,8 triệu đơn vị, giá trị 1.364 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,55 triệu đơn vị, giá trị 61,7 tỷ đồng.
Sắc đỏ hiện diện tại nhiều nơi, đáng kể là CEO -6,6% xuống 18.300 đồng, NRC -5,8% xuống 4.900 đồng, LIG -4,4%, MBS -3,7%, TNG -2,8%, PVS -2,2%...
Các mã HUT, TIG, VGS, PVC, EVS, TAR, CMS, MBG, DDG, SHS cũng đóng cửa giảm điểm, nhưng mức giảm chỉ trên dưới 1%, với SHS -1,8% xuống 16.600 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn khi có 18,8 triệu đơn vị.
Một số cổ phiếu tăng đáng chú ý có DXP khi giữ giá trần +9,6% lên 14.800 đồng, DTD nhích hơn 3%, IDC, APS, LAS, DVM, PSI nhích nhẹ, khớp từ 0,45 triệu đến 3,64 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng nới đà đi xuống và tìm đến các mức thấp hơn trong phiên và chỉ kịp thu hẹp đôi chút điểm số đã mất ở những phút cuối.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,68 điểm (-0,77%), xuống 86,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35,77 triệu đơn vị, giá trị 573 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 18,7 triệu đơn vị, giá trị 248,3 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp chủ yếu là hơn 17 triệu cổ phiếu NVB, trị giá hơn 202,7 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR phiên này được tập trung giao dịch, khi chiếm gần một nửa thanh khoản toàn thị trường UpCoM với hơn 14,2 triệu đơn vị, và giảm 2,93% xuống 19.900 đồng.
Đáng kể khác là CEN khi khớp lệnh đứng sau BSR với hơn 1,88 triệu đơn vị và giảm 6% xuống 6.300 đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, mất từ hơn 10 điểm đến gần 18 điểm.
Trong đó, VN30F2310 giảm 12,5 điểm, tương đương -1,1% xuống 1.120 điểm, khớp lệnh hơn 248.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 44.550 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng bao phủ mạnh, với CSTB2302 phiên này khớp lệnh cao nhất, tới hơn 6,17 triệu đơn vị và giảm 2,44% xuống 800 đồng/cq.
Giảm sâu đáng kể là CMWG2306 khi để mất hơn 31% xuống 310 đồng/cq, khớp hơn 3,44 triệu đơn vị.