Theo đại diện trường Đại học Đông đô cho biết - Xã hội hoá giáo dục giúp thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Theo đại diện trường Đại học Đông đô cho biết - Xã hội hoá giáo dục giúp thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Xã hội hoá giáo dục: “Sân chơi” của những tập đoàn lớn tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường giáo dục Việt Nam đang trở thành xu hướng đầu tư thu hút sự tham gia của các tập đoàn lớn. Việc xã hội hoá hoạt động đào tạo không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động nguồn nhân lực chất lượng mà còn được kỳ vọng khai phóng tiềm năng thế hệ trẻ tương lai.

Thị trường giáo dục còn nhiều dư địa

Giáo dục được coi là then chốt trong việc khai thác tiềm năng trí tuệ con người, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có nền kinh tế dựa vào chất xám và công nghệ. Trong những năm gần đây, nước ta đã không ngừng khuyến khích khối tư nhân tham gia vào xã hội hóa giáo dục với mục tiêu tạo ra sự bứt phá, tiệm cận với chất lượng đào tạo khu vực cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực của khối doanh nghiệp.

Bên cạnh các ông lớn như Vingroup, FPT, TTC, Nova Group… thị trường cũng đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án kinh doanh giáo dục như TH Group, Phenikaa Group, SSG Group...

Không khó hiểu khi các nhà đầu tư dồn dập rót vốn vào lĩnh vực giáo dục. Với dân số 100 triệu người, trên 60% ở độ tuổi dưới 35, dân số ở độ tuổi đi học đông đảo, Việt Nam trở thành thị trường đầy tiềm năng cho ngành kinh doanh giáo dục tư nhân.

Bên cạnh đó, tháng 6/2019, nghị quyết 35/NQ-CP được ban hành với mục tiêu thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập đến 2025 với tỷ lệ người học ngoài công lập ở các cấp phổ thông, cao đẳng - nghề và đại học chiếm tỷ lệ tương ứng là 3%, 40% và 22,5%.

Trong bối cảnh này, việc thu hút đầu tư, xã hội hóa giáo dục là điều cần thiết cho sự phát triển của hệ thống giáo dục ngoài công lập. Việc doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ mang lại cơ sở vật chất cho các trường, đầu tư trang thiết bị đào tạo đầy đủ và hiện đại mà còn tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự bứt phát mạnh mẽ của ngành, từng bước cân bằng trình độ của nhân sự Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.

“Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chúng tôi luôn kỳ vọng vào những thế hệ trẻ giỏi chuyên môn – mạnh kỹ năng. Xã hội hoá giáo dục giúp doanh nghiệp được trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, thúc đẩy được chất lượng thực tế của nguồn nhân lực, đưa người lao động đến gần hơn với những “tiêu chuẩn” tuyển dụng. Vì vậy, nhân sự sau khi tốt nghiệp đi làm sẽ không mất nhiều thời gian để tái đào tạo cũng như nhanh chóng nắm bắt thích nghi với quy trình vận hành của công ty”, ông Khổng Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Health Park Holding chia sẻ.

“Đích đến” chính là chất lượng nguồn nhân lực

Được biết đến là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng và phát triển hệ thống các điểm nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, song Health Park Holding đang có những sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cấu trúc doanh nghiệp. Mới đây, Tập đoàn này đã tiến hành tái cấu trúc thương hiệu, định hình rõ các ngành nghề hoạt động chuyên biệt, tạo sự chuyên nghiệp hóa trong vận hành. Trong đó, Health Park Edu là thương hiệu tập trung vào đầu tư phát triển giáo dục tại Việt Nam.

Theo ông Khổng Hoài Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, mục tiêu của Health Park Holding là trở thành doanh nghiệp đa ngành vững mạnh tại thị trường Việt Nam. Trong đó, đầu tư giáo dục cũng là một trong những lĩnh vực nòng cốt tạo ra sức cạnh tranh bền bỉ của doanh nghiệp.

“Mục tiêu trước mắt của Health Park Edu sẽ đầu tư hợp tác cùng các cùng các cơ sở giáo dục, tham gia cung ứng nguồn lao động nhạy bén với thực tế công việc cho các công ty thuộc hệ thống Health Park Holding cũng như doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, trong tương lai, Health Park Edu hướng đến sẽ xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao, liên kết với hệ thống giáo dục quốc tế tiến tới đào tạo công dân toàn cầu dành cho “mầm non” tương lai Việt Nam.”

Health Park Holding ký kết cùng trường Đại học Đông Đô xã hội hoá Khoa Kiến trúc.
Health Park Holding ký kết cùng trường Đại học Đông Đô xã hội hoá Khoa Kiến trúc.

Vừa qua, doanh nghiệp này đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược xã hội hóa Khoa Kiến trúc của Trường Đại học Đông Đô. Đây là bước khởi đầu quan trọng của Health Park Edu trong chiến lược dài hơi tham gia thị trường giáo dục.

Việc hợp tác chiến lược giữa hai đơn vị đóng vai trò quan trọng để khai thác và phát huy thế mạnh của mỗi bên trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Đại học Đông Đô và Health Park Edu nói riêng, cũng như sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững của đất nước nói chung.

Tại Lễ ký kết, ông Khổng Hoài Nam, chủ tịch HĐQT Health Park Holding nhấn mạnh, “Health Park Holding là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ với hệ sinh thái kinh doanh khép kín. Chúng tôi có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực, phục vụ mục tiêu trở thành doanh nghiệp đa ngành hàng đầu Việt Nam trong những năm tiếp theo. Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục là tất yếu và vô cùng cần thiết, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như sự hội nhập của đội ngũ nhân sự với thị trường lao động khu vực.”

Việc thoả thuận hợp tác, hai bên thống nhất sẽ cùng tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế hợp tác để có thể xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả. Trong đó, Đại học Đông Đô đảm nhiệm trang bị hệ thống kiến thức lý luận nền tảng phục vụ cho ứng dụng thực tiễn. Bên cạnh việc đầu tư, Health Park Edu sẽ tham gia đóng góp định hướng chương trình đào tạo; phối hợp liên kết hỗ trợ đào tạo “cầm tay chỉ việc” thông qua chương trình thực tập sinh tại các Công ty trong hệ thống Health Park nhằm mang lại nguồn sinh viên chất lượng sau đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu đòi hỏi thực tế triển khai công việc từ các doanh nghiệp.

Việc hợp tác với Đại học Đông Đô mở ra cơ hội phát triển sâu rộng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục; đồng thời khẳng định tầm nhìn dài hạn của Health Park Holding trong chiến lược gia tăng tầm ảnh hưởng với xã hội với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

Tin bài liên quan