WB: Các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương có khả năng phục hồi tốt hơn các khu vực khác

WB: Các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương có khả năng phục hồi tốt hơn các khu vực khác

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các nền kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nhìn chung vẫn có khả năng phục hồi tốt hơn so với các khu vực khác trong năm 2023 và sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với năm 2022.

Trong bản cập nhật triển vọng kinh tế cho khu vực của WB mới được công bố hôm nay, các nền kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng khoảng 5,1% trong năm nay từ mức 3,5% vào năm 2022. Triển vọng tăng trưởng của khu vực này đã tăng so với ước tính 4,6% cho năm 2023 mà WB công bố từ tháng 10/2022, chủ yếu do dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ nhanh hơn, hiện được dự đoán sẽ tăng 5,1% trong năm nay thay vì con số 4,5% được đưa ra từ 6 tháng trước.

Các nền kinh tế Đông Á & Thái Bình Dương phục hồi. Nguồn: Ngân hàng Thế giới EAP bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Myanmar và 13 nền kinh tế Thái Bình Dương. ASEAN-5 là Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Các nền kinh tế Đông Á & Thái Bình Dương phục hồi. Nguồn: Ngân hàng Thế giới

EAP bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Myanmar và 13 nền kinh tế Thái Bình Dương. ASEAN-5 là Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng toàn cầu dự kiến ​​sẽ chậm lại trong năm nay so với năm 2022 trong bối cảnh giá cả hàng hóa vẫn đang tăng và chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục trong bối cảnh lạm phát ở nhiều nước vẫn còn cao.

Báo cáo cho biết: “Thiệt hại do đại dịch, xung đột và thắt chặt tiền tệ gây ra đối với người dân, doanh nghiệp và chính phủ có nguy cơ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước”.

Báo cáo chỉ ra rằng, ngành ngân hàng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang có khả năng phục hồi khá tốt trước những căng thẳng kinh tế toàn cầu, với các lĩnh vực tài chính được đánh giá là có vốn hóa tốt, ngoại trừ Việt Nam.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Thế giới cũng đã chỉ ra những thách thức trong thời gian tới. Các quan chức Đông Á và Thái Bình Dương phải đối mặt với “những thách thức lớn về phi toàn cầu hóa, dân số già và biến đổi khí hậu. Đây là những vấn đề mà khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi vì khu vực này đã phát triển mạnh bởi thương mại, trao đổi buôn bán hàng hóa với các nước nhưng dân số đang già đi nhanh chóng, đồng thời vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của biến đổi khí hậu”.

Đặc biệt cấp bách là những thách thức về dân số đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Khu vực này là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới, nhất là ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan.

Ngân hàng Thế giới cũng đã đặt ra một mức, gọi là “giới hạn tốc độ” - hay tốc độ tăng trưởng dài hạn tối đa không gây ra lạm phát – mức này đã được giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ trong giai đoạn 2022-2030 để hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu cho đến cuối thập kỷ này.

Ngân hàng Thế giới đã ủng hộ các chính sách giúp tăng trưởng của nền kinh tế như thúc đẩy nguồn cung lao động, nâng cao năng suất lao động và tăng các khoản đầu tư đặc biệt là vào các lĩnh vực quan trọng nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

Tin bài liên quan