Sự kiện Index đột ngột quay đầu khá mạnh trong phiên 17/4 đã khiến một số NĐT hình dung tới từ "tháo chạy", hậu quả là họ đã nhanh chóng "thanh lý" số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ bất kể tốt xấu. Nhưng bên cạnh đó, ở nửa còn lại, vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức không nghĩ như vậy. Thậm chí, họ còn thực sự cho rằng, mỗi phiên giảm điểm là một cơ hội để gom hàng - những món hàng dồi dào, giá rẻ là điều mà không phải phiên nào cũng có được.
Ủng hộ quan điểm này chính là một số lý luận về các dòng tiền đổ vào thị trường. Trong những ngày vừa qua, chúng ta có thể bắt gặp một hiện tượng dường như là "mọi ngả đường đổ vào TTCK". Những NĐT vàng, USD và cả những cá nhân có tiền nhàn rỗi chưa tham gia vào TTCK cũng đã nhìn thấy lợi nhuận hấp dẫn từ những phiên tăng điểm. Vì vậy, ít nhất là một vài phiên giảm điểm cũng chưa đủ sức làm khối này "nhụt chí". Có thể họ sẽ bán ra một vài phiên, nhưng vẫn luôn luôn chực chờ cơ hội mua vào, dòng tiền vẫn tiềm tàng để nâng đỡ thị trường.
Còn về phía những NĐT lớn, quỹ đầu tư hay các CTCK - những người hội đủ kiến thức, kinh nghiệm, ưu thế chi phối thị trường, dẫn dắt tâm lý, trong những phiên trước, sự đi lên của thị trường không thể thiếu sự đóng góp của khối này. Việc khối NĐT lớn tham gia mạnh vào thị trường không chỉ đơn thuần là việc tạo bẫy bulltrap để "móc túi" các NĐT còn lại như phỏng đoán của một số NĐT tham gia các diễn đàn. Khối này tham gia thị trường chắc chắn vì những nhận định chuyên nghiệp của họ về sự phục hồi của nền kinh tế. Hơn nữa, trong những ngày vừa qua, tình hình kinh tế của nước ta hầu như không có tin xấu, các giải pháp của Chính phủ vẫn đạt được sự đồng thuận rất cao của các thành phần trong xã hội.
Việc nhận biết những hành động tiếp theo của khối NĐT tổ chức là tương đối khó và có nhiều người thực sự tin rằng hành động của họ chính là chiếc chìa khóa dẫn dắt thị trường. Có lẽ trong thời điểm hiện tại, rất hiếm kênh đầu tư nào có thể hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn như TTCK. Điều quan trọng là những gì khối này đánh giá về nền kinh tế, dẫu họ cố tình tác động tạo nên một phần sự lên xuống của từng phiên giao dịch, nhưng chung quy lại nó vẫn sẽ hội tụ tại đường thẳng biểu hiện những đánh giá của họ lúc này.
Những phiên xuống điểm của TTCK Mỹ được coi là "kim chỉ nam" cho phiên giao dịch hôm sau trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam - cũng gây ra tác động rất lớn và đó cũng chính là một phần lý do khiến nhiều NĐT tháo chạy khi vừa nhìn thấy một sự kiện không tốt nào đó tác động đến Down John. Sự lên xuống quá đồng điệu giữa 2 thị trường này đã khiến rất nhiều NĐT tự xây dựng cho mình một thói quen phỏng đoán như vậy. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này, hẳn chúng ta còn nhớ, khoảng thời gian tháng 9/2008 cũng đã từng xuất hiện. Nhưng sau đó, chứng khoán Việt
TTCK vẫn luôn luôn là một địa chỉ không dành cho những người "yếu bóng vía". "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" hay lời khuyên sáng suốt nhìn nhận chính nội lực thị trường và nội lực của nền kinh tế chính là những gì mà người viết bài này muốn gửi đến tất cả những NĐT trên TTCK thời điểm này!