Việc nợ nần của hàng loạt doanh nghiệp (DN) như Bianfishco, Thiên Mã, Phương
Thực trạng bấp bênh
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (Vasep), những năm đầu thập niên thế kỷ 21, ngành hàng cá tra Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc mà chưa có ngành hàng XK nào sánh kịp. Người bán chủ động đưa ra giá bán từ 3,6 – 4 USD/kg. Từ một vài thị trường truyền thống trong khối EU, đến nay cá tra XK của Việt Nam đã chiếm lĩnh trên 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Không chỉ vậy, sản lượng ngành hàng này hàng năm liên tục tăng trưởng mạnh, từ 2.000 tấn cá tra nguyên liệu vào năm 2.000 đã tăng vọt lên 1,3 triệu tấn trong năm 2012 (tăng gấp 692 lần). Nếu như năm 2.000 kim ngạch XK chỉ đạt 2,6 triệu USD thì đến năm 2012 đã tăng vọt lên 1,8 tỉ USD. Lượng DN tham gia XK từ 20 đã phát triển lên trên 800 DN. Kỳ tích cũng là kịch tính khi giá trị của ngành hàng không tương đồng với tốc độ phát triển của thị trường, càng xuất nhiều, giá trị càng giảm mạnh và hiện nay giá XK cá tra của Việt Nam chỉ quanh ở mức 1,8 – 2,2 USD/kg và sức tiêu thụ của thị trường ngày một giảm mạnh.
Theo tiết lộ của ông Nguyễn Văn Kịch, GĐ Cty CP thủy sản Cafatex: “Mỗi năm Việt
Nguyên nhân nhiều
TS Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL bức xúc: Tôi đã dự quá nhiều hội thảo, hội nghị, nhưng câu hỏi chưa ai trả lời rõ ràng, đó là tại sao con cá tra XK giá trị lại càng ngày càng đi xuống? Bởi theo TS Lộc, hệ thống tín dụng thì cứ “vun tiền” rót xuống cho người nuôi cá mà không kiểm tra dự án nuôi có khả thi hay không… Không chỉ vậy, nhiều người không am tường về con cá tra cũng vay vốn ngân hàng để đầu tư nhà máy chế biến XK cá tra để rồi cả hai giới là DN và người nuôi cá đều gặp khó khi thị trường “trái gió”. Việc nợ nần của nhiều DN trong việc mua nợ thiếu cá của các hộ nuôi trồng cũng như mất khả năng tài chính với ngân hàng trong thời gian qua cho thấy việc tái cấu trúc ngành hàng này phải “bắt mạch” từ... việc cho vay.
Đồng quan điểm, một DN trong ngành hàng XK cá tra cho rằng, nếu hệ thống ngân hàng quản lý chặt nguồn vốn vay của cả hai giới là người nuôi trồng và các DN chế biến XK cá tra thì câu chuyện cá tra bị “tuột giá” trên thị trường XK sẽ không xảy ra. Việc gia tăng “đột biến” về số lượng DN chế biến XK thủy sản và hộ nuôi trồng thủy sản tăng vọt lên gấp nhiều lần sau khi Việt Nam gia nhập WTO và việc một số DN chế biến cá tra XK vì chạy theo lợi nhuận đã tìm mọi cách để bán hàng… đã tạo nên hệ lụy không nhỏ cho toàn ngành. Bởi chỉ riêng ở thị trường EU, Việt Nam có hơn 300 DN tham gia XK nhưng mỗi DN lại chào hàng với mức giá khác nhau, quy chuẩn sản phẩm cũng khác nhau khiến các nhà nhập khẩu khó phân định. Hậu quả, trên 400 DN trong tổng số 800 DN ngành này bị “đổ nợ”, hiện chỉ còn không quá 20% DN tồn tại và phát triển trong khi số còn lại đang… hấp hối. Cũng theo vị DN này, chính vì vậy, các nhà nhập khẩu và phân phối nước ngoài do luôn lo sợ sau khi ký hợp đồng xong giá cá sẽ tiếp tục giảm.
Giải pháp chưa khả thi
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep khẳng định: Đã đến lúc ngành hàng này cần phải tái cấu trúc để trả lại giá trị đích thực cho con cá tra XK của Việt
“Người trong cuộc”, ông Kịch cũng cho rằng chỉ có giảm sản lượng thì giá mới tăng bởi sản lượng nuôi trồng cá tra XK ở trong nước lớn hơn nhu cầu tiêu thụ thế giới. Vấn đề là các lãnh đạo địa phương có chịu ngồi lại với nhau và chấp nhận giảm diện tích nuôi bởi địa phương nào cũng muốn có thành tích cao về XK. Đồng tình, ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Cty CP Nam Việt (Navico) khẳng định: Trong 2 năm tới (2015 - 2016), toàn vùng ĐBSCL sẽ chỉ còn không quá 15 DN chế biến, XK cá tra. Lúc đó, nông dân nuôi cá tra cũng phải tự nguyên hợp tác với quy mô lớn, có vậy mới lấy lại được vị thế cho cá tra.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ thực hiện theo nguyên tắc: Để giải ngân số tiền vay, đối với hộ nuôi cá sẽ không trực tiếp nhận các khoản vay này mà thông qua các hợp đồng ký kết tiêu thụ với DN chế biến cá tra XK và DN cung ứng thức ăn thủy sản. Ngân hàng theo đó sẽ rót tín dụng theo phân kỳ của điều khoản hợp đồng cung ứng thức ăn thủy sản cho đơn vị cung cấp. Đến vụ thu hoạch, dựa trên phiếu nhập cá tra nguyên liệu của DN chế biến cá tra XK, ngân hàng làm cơ sở chuyển tiền thanh toán cá tra theo như hợp đồng đã ký… “Việc này nhằm tránh trường hợp người nuôi lẫn DN sử dụng sai mục đích và ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ khoản tín dụng của mình” - ông Tám khẳng định.
Câu chuyện giá cá tra XK bị “tuột dốc” trên thị trường thế giới đã nhiều lần được đưa lên “mổ xẻ” nhằm tìm kiếm một giải pháp, nhưng trên thực tế các giải pháp hiện vẫn trên giấy tờ, thảo luận khiến giới DN và hộ nuôi trồng thì vẫn thấp thỏm… chờ.
>> Chỉ có 20% doanh nghiệp cá tra ổn định được xuất khẩu
>> Doanh nghiệp cá tra tiếp tục chịu thuế cao