Vụ nổ “margin call” của Archegos cảnh báo cú sập mô hình quản lý tài sản của giới siêu giàu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau cú “margin call” lịch sử từ Archegos, không ai chắc chắn rằng liệu loại hình "văn phòng gia đình" quản lý hàng nghìn tỷ USD cho giới siêu giàu, thua lỗ trong đầu tư sẽ không lan rộng thành một cuộc khủng hoảng
Vụ nổ “margin call” của Archegos cảnh báo cú sập mô hình quản lý tài sản của giới siêu giàu

Các cuộc khủng hoảng tài chính không bao giờ hoàn toàn giống nhau. Trong cuối những năm 1980, gần 1/3 các hiệp hội tiết kiệm và cho vay của Mỹ đã thất bại và sau đó kết thúc bằng khoản cứu trợ khoảng 265 tỷ USD (tính theo thời giá tiền tệ).

Vào năm 1997-1998, các cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á và Nga đã dẫn đến sự suy thoái của quỹ đầu cơ lớn nhất ở Mỹ - Quỹ quản lý vốn dài hạn (LTCM). Phạm vi tiếp cận và cách thức hoạt động của quỹ này lớn đến nỗi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi đó là Alan Greenspan nói rằng: “Chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì trong đời có thể so sánh với nỗi kinh hoàng mà tôi ấy cảm thấy".

LTCM được coi là “quá lớn để sụp đổ” và ông đã đưa ra một gói cứu trợ.

Đúng một thập kỷ sau, đòn bẩy quá lớn của một số tổ chức và sự bùng nổ của bong bóng bất động sản Mỹ đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Một lần nữa, các ngân hàng lớn được coi là quá lớn để sụp đổ và những người đóng thuế đã ra tay giải cứu.

Cứ khoảng 10 năm một lần lại xảy ra một cuộc khủng hoảng và các cuộc khủng hoảng đều không giống nhau. Có phải chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng mới với phát súng đầu tiên là cú nổ lại Archegos Capital Management?

Archegos hoạt động dưới loại hình "văn phòng gia đình" (Family Offices), đây là các công ty tư vấn quản lý tài sản tư nhân phục vụ cho các cá nhân thuộc giới siêu giàu. Do đó, điều này có nghĩa hàng nghìn tỷ đô la đang được sử dụng và không ai có thể thực sự nói ai đang điều hành số tiền này, nó được đầu tư vào cái gì, lượng đòn bẩy đang được sử dụng và loại rủi ro đối tác nào có thể tồn tại.

Rủi ro đối tác là rủi ro mà một bên tham gia vào giao dịch tài chính không thể thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

Archegos đặt cược rất nhiều vào một số cổ phiếu của Trung Quốc, bao gồm công ty thương mại điện tử Vipshop Holdings, công ty gia sư Trung Quốc niêm yết tại Mỹ Techedu và công ty truyền thông Mỹ ViacomCBS và Discovery.

Giá cổ phiếu đã giảm mạnh gần đây làm thổi bay khoảng 30 tỷ USD của Archegos.

Vấn đề là chỉ khoảng 1/3 trong số đó tương đương với 10 tỷ USD là tiền của Archegos. Archegos đã làm việc với một số tên tuổi lớn nhất ở Phố Wall bao gồm Credit Suisse, UBS Group, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Deutsche Bank và Nomura Holdings để sử dụng đòn bẩy.

Nhưng vì loại hình mà Archegos được phép hoạt động không bị kiểm soát nên rất khó có thể nói rằng, có bao nhiêu tiền thực sự tham gia vào đây và mức độ rủi ro thị trường là bao nhiêu?

Nguy cơ rủi ro đối tác

Đây là lúc rủi ro đối tác xuất hiện. Khi các khoản đặt cược của Archegos sụt giảm, các ngân hàng đầu tư có liên quan đang nhận lại khoản lỗ lớn.

Mặc dù đây có vẻ như không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về Archegos và người sáng lập - Bill Hwang.

Vấn đề này cũng nằm trong tầm ngắm của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Tuần trước, bà nói rằng, cần có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với những góc khuất này của ngành tài chính. Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính (FSOC) do bà giám sát đã tái thành lập một nhóm đặc nhiệm để giúp các cơ quan “chia sẻ dữ liệu, xác định rủi ro và làm việc để củng cố hệ thống tài chính” tốt hơn.

Hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính đều kết thúc với việc những người đóng thuế gánh tổn thất. Lợi nhuận thuộc về những người chấp nhận rủi ro. Nhưng tổn thất chúng thuộc về chúng ta.

Sự sụp đổ của Archegos có thể là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Nhưng không ai dám nói hàng nghìn văn phòng gia đình khác đang làm gì với hàng nghìn tỷ USD của họ và liệu những vấn đề tương tự có thể bùng phát?

Tin bài liên quan