Đó là Quyết định 1917/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn, chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giãn dân mà UBND Thành phố giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư.
Công văn 592/UBND-KT chấp thuận đề nghị của Công ty Hồng Hà xin được hưởng một số ưu đãi trong dự án như được mua 50 căn hộ để cải thiện điều kiện ăn ở cho cán bộ công nhân viên của Công ty, đồng ý về mặt nguyên tắc cho công ty kinh doanh 15% tổng số căn hộ mà Công ty Hồng Hà bỏ vốn xây dựng.
Dựa vào 2 công văn này, các bị cáo đã ký hợp đồng bán, góp vốn cho 146 người, thu hơn 169 tỷ đồng, sau đó không thực hiện được công việc, không trả lại tiền mà bỏ trốn.
Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm có mặt tại phiên tòa khi được hỏi đã thừa nhận, nội dung của một văn bản của quận gửi cơ quan điều tra.
Theo đó, UBND quận thừa nhận dự án giãn dân phố cổ chưa có tiền lệ, UBND quận còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát văn bản, nên nội dung và thể thức của văn bản còn thiếu chính xác, dẫn đến việc 2 công ty nói trên lợi dụng văn bản đăng tin rao bán căn hộ.
Khi đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi: nếu như không có 2 văn bản của UBND quận, liệu bà con có góp vốn, bởi người dân tin tưởng đây là dự án của quận nên mới góp vốn?
Dưới góc độ cá nhân, vị đại diện UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định: “Nếu là tôi, tôi không tham gia, bởi đây là dự án rất lớn không phải thẩm quyền cấp quận, hơn nữa, phần cuối văn bản có phần phải báo cáo UBND Thành phố. Đây hoàn toàn là văn bản ban đầu trong thời kỳ khởi tạo dự án”.
Trả lời UBND quận có trách nhiệm gì với người dân, đại diện UBND quận cho biết, sau khi vụ án xảy ra, quận hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ hành vi, trách nhiệm các bên.
Liên quan đến người dân, UBND quận đã tiếp bà con để thống nhất hướng xử lý. UBND quận ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của công dân, cùng bà con đòi Công ty Hồng Hà trả tiền. Thực tế, UNBD quận cũng là một bên bị lừa dối.
Trong các cuộc họp, có một số hướng đưa ra, nhưng còn phải chờ có sự đồng ý với cơ quan thẩm quyền. Công ty Hồng Hà khẳng định, có trách nhiệm giải quyết và sẽ đề xuất tháo gỡ báo cáo TP.
Cơ bản, UBND quận Hoàn Kiếm và Công ty Hồng Hà đã thống nhất có phương án xử lý tài sản chuyển đổi liên doanh liên kết lập và thực hiện các dự án tại 105 - 109 Trường Chinh và khu đất tại Phúc Xá mà Công ty đang quản lý, nhưng còn phải chờ Thành phố cho phép. Đây là hướng tích cực để tháo gỡ cho vụ này.
Đại diện Công ty Hà Nội khai, khi nhận được dự án, thì lãnh đạo Công ty cũng vui mừng, nhưng sau đó thì lo lắng vì dự án là quá lớn, so với năng lực tài chính của Công ty.
Đại diện Công ty cho biết, đã nhiều lần làm việc với bà con, nhưng tình hình tài chính Công ty rất khó khăn. Công ty sẽ có trách nhiệm theo kết luận của cơ quan pháp luật và sau đó cẽ có phương án, nhưng không phải ngày một ngày hai khắc phục được ngay.
Đại diện Công ty Hồng Hà hứa hẹn, sẽ có trách nhiệm trả lại tiền của người dân.
Theo cơ quan công tố, với các cán bộ UBND quận Hoàn Kiếm đã soạn thảo, ký ban hành các văn bản, các quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng quy định pháp luật để 2 công ty nói trên lợi dụng, Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ tài liệu để điều tra xử lý sau.
Đáng chú ý, quá trình điều tra xác định có số tiền gần 86,5 tỷ đồng chi “phục vụ dự án giãn dân phố cổ”. Bị cáo Trần Ứng Thanh khai số toàn bộ số tiền này chi phục vụ Dự án Việt Hưng, được lấy từ số tiền huy động vốn của khách hàng để Thắng và Thanh sử dụng vào việc quan hệ (làm quà biếu) nhằm đạt mục đích: chuyển tên nhà đầu tư, được mua 50 căn hộ, sử dụng 15% số căn hộ để kinh doanh, được kinh doanh khu nhà hỗn hợp 15 tầng, được kinh doanh nhà để xe, nâng mức ưu đãi lên 100 căn hộ, được sử dụng 25% số căn hộ để kinh doanh. Tuy nhiên, do thời gian quá lâu, chi nhiều nơi nên Trần Ứng Thanh không nhớ chính xác chi quan hệ cho ai, ở đâu, số tiền bao nhiêu. |