Về việc ACB không phải là nguyên đơn dân sự:
Thứ nhất là ACB khẳng định chưa có thiệt hại với khoản 687 tỷ đồng qua các công văn có trong hồ sơ.
Về khoản 718 tỷ đồng, ACB đang khởi kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả, cho nên chưa thể khẳng định ACB bị thiệt hại. ACB nhiều lần khẳng định nhiều lần trong hồ sơ cũng như tại phiên tòa rằng không bị thiệt hại.
Thứ hai, ACB cũng không có văn bản nào yêu cầu các bị đơn là các bị cáo, các cá nhân trong vụ án hay vụ án khác có liên quan bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, tư cách nguyên đơn đối với pháp nhân. Tư cách bị đơn thì pháp luật quy định có nghĩa vụ phải là bị đơn, không thể trốn tránh. Nhưng với nguyên đơn thì có phải là nguyên đơn hay không hoàn toàn do ý chí, nguyện vọng của pháp nhan với 2 điều kiện là phải có thiệt hại và phải có đơn yêu cầu bồi thường. Điều này được quy định rất rõ tại Bộ luật hình sự.
Nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự là các phạm trù tất yếu của một vấn đề trong một vụ án, như ngày đêm, sáng tối, trắng đen rất rõ…. Nếu không có bị đơn dân sự thì cũng không thể có nguyên đơn dân sự. Đặc biệt đối với khoản tiền 718 tỷ đồng trong vụ án này, chỉ có nguyên đơn dân sự ACB nếu như có VietinBank là bị đơn dân sự.
ACB không có cả hai điều kiện cần và đủ nói trên thì họ không thừa nhận mình là người bị hại và không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Nhà nước, pháp luật không thể bắt ACB cứ phải ngồi vào ghế của nguyên đơn dân sự- một cái ghế của người bị hại mà không có thiệt hại, không có yêu cầu. Đó là quyền chứ không phải nghĩa vụ.
Thứ hai, về khoản tiền 687 tỷ liên quan đến việc đầu tư mua cổ phiếu.
Cáo trạng nêu 5 lãnh đạo ACB làm trái quy định gây ra thiệt hại 687 tỷ đồng. Về việc này, ACB và công ty chứng khoán ACBS đã khẳng định bằng các văn bản và ý kiến tại hồ sơ:
ACBS không đầu tư vào cổ phiếu ACB. Cuộc họp giao ban của HĐQT chỉ ban hành Nghị quyết chỉ nêu mua một số cổ phiếu tốt, có tính thanh khoản cao. ACBS không trực tiếp mua cổ phiếu của ACB mà chỉ hợp tác với ACI và ACI HN, đây mới là hai đơn vị là người mua cổ phiếu, mới là nhà đầu tư, mới phải chịu trách nhiệm trong quan hệ cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, vốn điều lệ và có được các quyền lợi liên quan…
ACB không bị thiệt hại 687 tỷ như cáo trạng nêu. Điều này đã được đại diện ACB khẳng định.
ACB không yêu cầu ai phải bồi thường thiệt hại cho mình khoản 687 tỷ này. Vậy thì pháp luật cũng không thể bắt ACB phải nhận là thiệt hại và phải nhận bồi thường.
Thứ ba, về khoản tiền 718 tỷ đồng, liên quan đến chủ trương ủy thác gửi tiền tại VietinBank
Cáo trạng nêu Nghị quyết HĐQT được ban hành năm 2010 và được thực hiện đến năm 2011 gây thiệt hại 718 tỷ đồng. Đó là nhận định không đúng pháp luật, không đúng thực tế.
ACB không làm trái pháp luật khi NHNN chưa có hướng dẫn. Đại diện VKS cho rằng việc ủy thác là trái với đối tượng nhận ủy thác đã được quy định tại khoản 2 điều 2 quy định về ủy thác và nhận ủy thác, cho vay của tổ chức tín dụng. Nghe tên của văn bản đã rõ như ban ngày: quy định về ủy thác và nhận ủy thác, cho vay vốn của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 742 của Ngân hàng Nhà nước.
... (mất tín hiệu)
32 hợp đồng tiền gửi là cụ thể chứ không phải hợp đồng nguyên tắc. Nhận tiền và cho ngân hàng chứ không gây hậu quả cho ngân hàng. Tiền bị rủi ro khi đã rút ra khỏi Vietinbank, Vietinbank coi vi phạm là sai, là chấm hết. Quan trọng nhất là tại sao mất. Ngân hàng đã nhận tiền vào két, thì phải trả lại cho khách hàng vì có vay có trả chứ không thể vì có sai sót mà không trả. Việc mất tiền do lỗi của nội bộ Vietinbank nhưng đã đẩy hết rủi ro, hết trách nhiệm cho khách hàng chịu hậu quả
Bằng chứng duy nhất chứng minh Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền trước là Huyền Như đã đánh tráo hai bộ hồ sơ mở tài khoản với số tiền gửi 50 tỷ đồng. Còn lại là hợp đồng thật 100%.
Tại các bút lục: Huyền Như khai lúc đầu không có ý định chiếm đoạt tiền để sử dụng cá nhân nhưng sau đó phát sinh nhiều món nợ, áp lực trả nợ nên dã dùng nhiều cách để chiếm đoạt tiền của ACB.
Tại tòa phiên tòa Huyền Như khai có ý định chiếm đoạt từ trước là không đúng, bằng chứng là có 32 hợp đồng gửi tiền thật. Vì lý do nào đấy, chẳng hạn tránh tội cho Vietinbank nên Huyền Như khai lại. Đại diện Vietinbank cũng trả lời tại Tòa quy trình kí 32 hợp đồng tiền gửi của nhân viên ACB với Vietinbank là phù hợp, không có dấu hiệu gian đối.
Theo các quy định của pháp luật, trách nhiệm chủ tài khoản: hạch toán theo dõi số dư trên tài khoản, phải đối chiếu xem xét khi ngân hàng nhận gửi tiền khi ngân hàng gửi giấy báo số dư.
Vietinbank phải trả lại tiền vì sao: Vì Vietinbank đã nhận tiền gửi, đã hạch toán, đã sử dụng như với hàng nghìn, hàng vạn, hàng triệu khách hàng khác.
Vietinbank đã sơ hở, dễ dãi, chủ quan rất yếu kém, để tội phạm rút tiền một cách ngon lành khỏi tài khoản của khách hàng, đồng thời cũng chính là rút tiền trong két của Vietinbank. Vietinbank không thể chối bỏ trách nhiệm.
Trong vụ án này, Vietinbank không chỉ để xảy ra sơ hở ở phòng giao dịch do Huyền Như quản lý mà còn ở các phòng giao dịch khác. Khi Như không còn chức vụ, quyền hạn nhưng vẫn dùng hồ sơ giả để vay hàng trăm tỉ đồng tại các chi nhánh khác, đây là lời khai của Huyền Như tại các bút lục. Trách nhiệm của ngân hàng là quản lý tiền của người gửi, Vietinbank. Sai phạm đó là nguyên nhân trực tiếp. Vì sai trái có tính hệ thống..
Vietinbank bị Huyền Như rút tiền. Vietinbank đã trúng bẫy lừa đảo của Huyền Như, ACB đã, đang và sẽ tiếp tục yêu cầu Vietinbank phải trả lại 718 tỉ đồng và phải chịu trách nhiệm của mình.
Từ những điểm nêu trên, ACB có quyền, có căn cứ pháp lý khi cho rằng chưa bị thiệt hại và không yêu cầu các bị cáo trong vụ án bồi thương thiệt hại. Xác định ACB là nguyên đơn dân sự trong vụ án này là vi phạm pháp luật, khoản tiền 687 tỷ đồng của ACB liên quan đến việc đầu tư mua cổ phiếu là không sai pháp luật, đồng thời ACB không yêu cầu các bị cao khác bồi thường.