VPBank thay đổi mặt tiền chi nhánh theo định vị mới

VPBank thay đổi mặt tiền chi nhánh theo định vị mới

VPBank hoàn thiện hệ sinh thái, đẩy mạnh chiến lược "phủ phân khúc"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, tăng cường sức khỏe bảng cân đối kế toán là những thành quả đáng khích lệ của VPBank trong năm qua, tạo bệ phóng vững chắc trong mục tiêu thực hiện chiến lược đặc biệt “phủ phân khúc” của ngân hàng.

Thành công mở rộng hệ sinh thái

Tính đến cuối năm 2022, số liệu của VPBank cho thấy cứ 100 người Việt Nam thì 24 người sẽ sử dụng dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp nằm trong hệ sinh thái của ngân hàng. Con số này tăng 2.4 lần trong giai đoạn 2017-2022, làm đậm nét những nỗ lực mở rộng hệ sinh thái của VPBank, đặc biệt là trong bức tranh khó khăn chung của toàn ngành trong năm qua.

Tính riêng năm 2022, VPBank nằm trong số ít các ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng dài hơi tiếp theo, đó là thành công thiết lập những nền tảng quan trọng để mở rộng hệ sinh thái đa dịch vụ, sau những nỗ lực liên tục của ngân hàng mẹ nhằm đẩy mạnh phân khúc khách hàng cá nhân bán lẻ và SME.

Theo đó, nền tảng vốn được củng cố mạnh mẽ trong năm qua khi ngân hàng tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại, lên mức hơn 67.000 tỷ đồng.

Việc gọi vốn cũng ghi nhiều dấu ấn vượt trội. Trên thị trường quốc tế, ngân hàng huy động được hơn 1 tỉ đô la từ nhiều tổ chức uy tín – hoạt động được đẩy mạnh từ cuối năm 2021 và xuyên suốt trong năm 2022. Còn trên thị trường tiền gửi, tăng trưởng huy động tiền gửi từ tổ chức và khách hànglên đến 30% trong khi con số trung bình ngành chỉ 6%, trong đó hầu hết tăng trưởng huy động từ nhóm khách hàng cá nhân và SME - hai phân khúc chủ lực của ngân hàng trong thời gian qua.

“Trong những năm qua, kế hoạch tăng trưởng vốn là ưu tiên số một của ngân hàng. Chỉ tiêu vốn là vô cùng quan trọng để giúp ngân hàng có nền tảng vững chắc vượt qua biến động vĩ mô, đặc biệt là trong các thời kỳ có những biến động không lường trước”, một lãnh đạo cấp cao của VPBank chia sẻ tại buổi gặp gỡ trực tuyến với các nhà đầu tư vào trung tuần tháng 2 vừa qua.

Số vốn này giúp ngân hàng cải thiện và lành mạnh hoá sức khoẻ bảng cân đối kế toán, đáp ứng nhu cầu thanh khoản, các chỉ số an toàn hoạt động cũng như những chỉ số minh bạch cam kết với tổ chức quốc tế. Đồng thời, nguồn vốn lớn cũng là cơ sở quan trọng giúp ngân hàng tiếp tục thực hiện chiến lược “phủ phân khúc”, cung cấp đa dịch vụ đến đa dạng khách hàng.

Chiến lược này cũng dần thành hình rõ ràng hơn trong năm qua, sau khi ngân hàng hoàn tất thương vụ mua lại bảo hiểm OPES để mở rộng mảng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bên cạnh việc củng cố mối quan hệ vững chắc với bảo hiểm nhân thọ AIA. Ngoài ra, hai lần tăng vốn từ ngân hàng mẹ đã giúp Công ty chứng khoán VPBank (VPBankS) tăng vốn điều lệ lên 15 nghìn tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán lớn nhất trên thị trường tính đến hiện tại. Mảng chứng khoán được kỳ vọng sẽ là nơi cung cấp các sản phẩm quản lý tài sản cho thị trường Việt Nam, trong bối cảnh nhu cầu tích lũy và đầu tư ngày càng gia tăng, bất chấp những trục trặc ngắn hạn của thị trường.

Việc “phủ kín” hệ sinh thái như vậy sẽ giúp ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ tài chính đến mọi đối tượng, chứ không chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Tiếp đà tăng trưởng

Bên cạnh những nỗ lực xây dựng hệ sinh thái toàn diện, VPBank tiếp tục đạt hiệu quả kinh doanh cao trong năm 2022. Tại ngân hàng riêng lẻ, nếu loại bỏ thu nhập từ thương vụ FE Credit trong năm 2021, tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 45,4% so với năm 2021, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng đến 71,3%, đạt mức kỷ lục hơn 24.000 tỉ đồng.

Một điểm sáng của VPBank trong năm qua là hầu hết các sản phẩm ngân hàng bán lẻ đều giành được thị phần đáng khích lệ. Theo đó, tăng trưởng vượt trội tới từ tất cả sản phẩm, từ thế chấp vay mua nhà, mua xe, sản xuất kinh doanh đến tín chấp, vay qua thẻ,… trải trong trong nhiều phân khúc khách hàng, từ khách hàng ưu tiên, trung lưu, hộ kinh doanh…

Chẳng hạn, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng đến 45% trong năm qua. Tính riêng phân khúc khách hàng cá nhân, VPBank tiếp tục tục giữ vững thị phần số 1 về cho vay xe du lịch (tăng trưởng 45%), cho vay mua nhà tăng 52%, còn doanh số giải ngân danh mục thế chấp tăng 39%, danh mục tín chấp tăng 54%. Thương hiệu ứng dụng điện tử VPBankNEO cũng tăng trưởng rất nhanh với 2 triệu tài khoản mới kích hoạt trong năm qua, tăng hơn 130% so với cùng kỳ, còn số lượng giao dịch tăng 86%.

Trong năm nay, trong bối cảnh ngành ngân hàng sẽ phải chọn lọc kỹ hơn về tín dụng và sản phẩm, VPBank sẽ tiếp tục đầu tư vào chiến lược “phủ phân khúc”, bên cạnh những nỗ lực huy động lõi (đặt mục tiêu cao về CASA), đầu tư vào công nghệ và nhân tài.

“Ngân hàng vẫn kiên trì với chiến lược “phủ phân khúc”, giới thiệu thêm nhiều sáng kiến theo từng chân dung khách hàng. Trong năm nay, VPBank cũng sẽ cho ra mắt một số phân khúc mới”, vị lãnh đạo của VPBank chia sẻ.

Tin bài liên quan