Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp Thái Lan tăng đầu tư vào Việt Nam thông qua các thương vụ mua cổ phần.

Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp Thái Lan tăng đầu tư vào Việt Nam thông qua các thương vụ mua cổ phần.

Vốn Thái Lan vào Việt Nam tăng mạnh qua mua cổ phần

0:00 / 0:00
0:00
Doanh nghiệp Thái Lan vẫn tăng cường đầu tư vào Việt Nam kể cả trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, trong đó, nhiều khoản đầu tư thông qua hình thức mua lại cổ phần.

Dù dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực, các nhà đầu tư Thái Lan vẫnđang tăng cường hoạt động đầu tư, mua bán, sáp nhập tại Việt Nam. Gulf Energy Development Plc, nhà sản xuất điện tư nhân hàng đầu của Thái Lan, có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam bằng cách mua lại 70,5% cổ phần của Global Mind Investment Management Pte (GMIM) từ Nech Opportunities Fund VCC với tổng số vốn đầu tư trị giá 40 triệu USD (1,2 tỷ Bạt).

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, việc mua cổ phiếu được thực hiện thông qua Kolpos Pte do Gulf sở hữu 100%. Kolpos Pte được thành lập tại Singapore nhưng điều hành các hoạt động tại thị trường Việt Nam.

GMIM là công ty được đăng ký tại Singapore, hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp liên quan đến năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng gió, cũng như các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng như cảng và nhà kho. Mục tiêu đầu tư vào GMIM là nhằm mở rộng hơn nữa đầu tư tại Việt Nam.

Việc mua lại GMIM là một phần trong khoản đầu tư trị giá khoảng 100 tỷ Bạt của Gulf được phân bổ trong 6 năm để mở rộng sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, cũng như các dự án cơ sở hạ tầng.

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2020, Thái Lan có 40 dự án đăng ký mới, 23 dự án đăng ký điều chỉnh vốn và 100 lượt góp vốn mua cổ phần vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD. Con số này tăng hơn gấp đôi so với năm 2019 và gần gấp 7 lần so trong giai đoạn 2015-2020.

Hiện Thái Lan là một trong 9 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư luỹ kế đến cuối năm 2020 là 12,8 tỷ USD, tương đương với 603 dự án. Vốn từ Thái Lan chủ yếu đổ vào các ngành/lĩnh vực: công nghiệp chế biến - chế tạo, năng lượng sạch và bất động sản.

Tham tán Thương mại Thái Lan tại Việt Nam cho biết, ngoài môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được các doanh nghiệp Thái Lan đánh giá cao và yếu tố này càng củng cố việc tăng vốn tại Việt Nam.

Cuối năm 2020, Tập đoàn SCG của Thái Lan đã hoàn tất thương vụ trị giá 2.070 tỷ đồng để mua lại 94% cổ phần, chính thức hoàn tất thâu tóm Công ty CP Bao bì Biên Hòa (SOVI).

SCG đánh giá SOVI là một trong những công ty sản xuất bao bì dẫn đầu thị trường Việt Nam với tệp khách hàng gồm nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng đa quốc gia đang tăng trưởng nhanh. Việc mua lại SOVI sẽ giúp công ty Thái Lan mở rộng hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực cung cứng bao bì cho các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm lớn.

Hồi tháng 4 năm nay, một DN Thái Lan là Tập đoàn Stark chi 5.600 tỷ mua lại Thịnh Phát, một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện của Việt Nam.

Tin bài liên quan