Vốn hóa “anh cả” ngành ngân hàng VCB vượt 20 tỷ USD

Vốn hóa “anh cả” ngành ngân hàng VCB vượt 20 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cổ phiếu VCB trở thành trụ đỡ chính trong phiên lực cung chốt lời diễn ra mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã tăng nóng thời gian qua.

Sau phiên sáng nhích nhẹ về điểm số với giao dịch sôi động khi vượt 10.000 tỷ đồng, nhà đầu tư tiếp tục mạnh tay mua, bán giúp thanh khoản thị trường toàn phiên này trên sàn HOSE lên gần 23.700 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2022.

Về diễn biến thị trường, áp lực chốt lời dần gia tăng ở nửa cuối phiên khiến bảng điện tử đổi sắc với số mã giảm lấn át, dù vậy, cổ phiếu lớn VCB đóng vai trò trụ đỡ phiên này hoạt động tốt giúp chỉ số không giảm mạnh và vẫn giằng co nhẹ quanh tham chiếu.

Tuy nhiên, trong phiên ATC, lực bán đã bất ngờ gia tăng mạnh và lan rộng hơn, nhà đầu tư không kịp trở tay khiến VN-Index rơi thẳng về gần 1.100 điểm khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 139 mã tăng và 269 mã giảm, VN-Index giảm 8,22 điểm (-0,74%), xuống 1.101,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,32 tỷ đơn vị, giá trị 23.689 tỷ đồng, tăng hơn 30% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 113 triệu đơn vị, giá trị 2.677 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn nhất thị trường là VCB vẫn là điểm sáng nhất trong phiên này, khi đóng góp hơn 3,5 điểm tích cực cho VN-Index khi tăng 3,1% lên 100.000 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất lịch sử (tính theo giá điều chỉnh), vốn hóa thị trường vượt 473.200 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.

Thông tin mới nhất liên quan đến VCB là việc ngân hàng này sẽ trở thành ngân hàng mẹ của Ngân hàng Xây Dựng (CB), thời gian thực hiện từ nay tới cuối năm 2023. Trước đó, năm 2015, khi Ngân hàng Xây dựng bị mua lại bắt buộc 0 đồng do thua lỗ, âm vốn, Vietcombank đã được chỉ định tham gia hỗ trợ ngân hàng này tái cơ cấu.

Ngoài VCB thì sắc xanh chỉ còn lác đác tại các bluechip khác như PDR +2,2% lên 16.300 đồng, các mã VHM, POW, VJC, HPG tăng chưa đến 1%.

Trái lại, gây áp lực đến từ SSI -3,2% xuống 24.300 đồng, VIB -3,2% xuống 22.850 đồng, GVR -3% xuống 18.000 đồng, các mã VPB, NVL, TPB, TCB, STB, MWG giảm từ 2% đến 2,8%.

Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn có nhiều mã đua nhau tăng trần, với các cổ phiếu bất động sản, xây dựng như LDG, LGL, PHC, TDG, QCG, TDH, TNT, TCD, TIP, TLD, ASM, cũng như một số cổ phiếu ở các nhóm ngành khác như POM, PSH, HAP, HSL, IBC, ACL.

Trong số kể trên, thanh khoản LDG vượt trội với hơn 20,7 triệu đơn vị khớp lệnh, ASM khớp hơn 13,2 triệu đơn vị…

Tăng mạnh khác còn tại các cổ phiếu riêng lẻ đáng chú ý như TVB +6,6% lên 5.970 đồng, EVG +6,3% lên 8.160 đồng, SVD +5,3% lên 4.390 đồng, DHG +5,2% lên 118.000 đồng, KMR +5,2% lên 4.060 đồng, BMP +5,1% lên 82.600 đồng. Các cổ phiếu KPF, VGC, TVS, BCG, TTF, VPH, TTB, TNA, HPX, PLP, AGM tăng từ 2,5% đến hơn 4,5%.

Trái lại, áp lực chốt lời gia tăng khiến một số cổ phiếu giảm mạnh đáng kể như NHA -6,5% xuống 20.900 đồng, VND -6% xuống 18.100 đồng, PTL -5,9% xuống 4.120 đồng, GEX -5,8% xuống 17.900 đồng, DIG -5,5% xuống 20.800 đồng, AGR -5,3% xuống 12.550 đồng, FCN -5,3% xuống 15.150 đồng, TDC -5,3% xuống 13.500 đồng, TSC -5,1% xuống 4.800 đồng.

Các cổ phiếu khác tại các nhóm như dầu khí, bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán cũng giảm mạnh như PVD, NLG, VSC, VCI, HCM, KHG, IJC, CII, HHV, ITA, ORS, FTS, VCG, CTS, LCG, DXG, với mức giảm từ hơn 3% đến hơn 4,5%.

Trong số kể trên, VND khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 66,2 triệu đơn vị, GEX khớp hơn 45,7 triệu đơn vị, DIG khớp hơn 28,2 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, áp lực bán chốt lời khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử, chỉ số HNX-Index theo đó lùi về các mức thấp hơn và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Chốt phiên, sàn HNX có 83 mã tăng và 115 mã giảm, HNX-Index giảm 3,55 điểm (-1,54%), xuống 226,78 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 150,1 triệu đơn vị, giá trị 2.496,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,86 triệu đơn vị, giá trị 153,5 tỷ đồng.

Trong số các cổ phiếu thanh khoản cao, chỉ còn lác đác sắc xanh tại IDC +0,2% lên 42.100 đồng, VC3 +4,6% lên 29.800 đồng.

Phần còn đa số giảm, với những mã giảm sâu như TTH giảm sàn xuống 3.000 đồng, MST -7,5% xuống 5.200 đồng, API và APS cùng mất 6,3%, TIG, DL1 và CEO giảm hơn 5%...

Cổ phiếu SHS -3,1% xuống 12.300 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 32,4 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng dần tìm về các mức giá thấp hơn trong phiên, trước khi kịp có được nhịp nảy nhẹ, thu hẹp đôi chút đà giảm ở những phút cuối.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,55 điểm (-0,65%), xuống 84,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 83,2 triệu đơn vị, giá trị 937,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,64 triệu đơn vị, giá trị 36,6 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu nổi bật là HHG tăng trần +14,8% lên 3.100 đồng, khớp 3,53 triệu đơn vị và PXL +13,7% lên 10.800 đồng, khớp 1,97 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, sắc đỏ chiếm ưu thế, dù mức giảm cũng chỉ trên dưới 2%, với BSR -1,1% xuống 17.300 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 14 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, với VN30F2306 giảm 9 điểm, tương đương -0,82% xuống 1.089 điểm, khớp lệnh đạt hơn 146.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 53.400 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này mã CSTB2225 khớp lệnh cao nhất với hơn 3,08 triệu đơn vị, giá giảm 5% xuống 4.360 đồng/cq. Theo sau là CMWG2302 với 2,9 triệu đơn vị khớp lệnh và giảm 10,3% xuống 260 đồng/cq.

Tin bài liên quan