Trước đó, ngày 12/10, OCB cũng đã trưng cầu ý kiến của cổ đông về việc ủy quyền cho HĐQT quyết tỷ lệ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB, nhưng tổng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của OCB hoặc một tỷ lệ khác theo quy định của pháp luật. Hiện, thông tin chi tiết về giá mua mỗi cổ phiếu hay tổng số cố phiếu đã mua của thương vụ này chưa được tiết lộ.
Trước đó vào tháng 8, VOF đã đầu tư vào Công ty cổ phần đầu tư Tasco (HUT) và Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail Retail), với giá trị mỗi khoản đầu tư đều là 11 triệu USD.
VOF là công ty quỹ đầu tư được VinaCapital thành lập vào năm 2003 với số vốn ban đầu là 10 triệu USD, đến nay con số này đã lên tới hơn 20 triệu USD.
OCB đã đề xuất niêm yết trên HOSE trước cuối năm 2019. Cuối tháng 6/2017, OCB được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng lên 4.195 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2016. NHNN cũng chấp thuận chủ trương tăng vốn điều lệ thêm 805 tỷ bằng hình thức phát hành cổ phần riêng lẻ.
OCB đã có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Tập đoàn BNP Paribas (Pháp) đang sở hữu 17,8% cổ phần tại OCB; Tổng công ty Bến Thành sở hữu 7,2%; Vietcombank nắm 4,5% và Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn nắm 3,6% vốn điều lệ. Trong đó, khoản vốn của Vietcombank cũng được cho là sẽ thoái trong thời gian tới theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN.