VNPost thoái vốn mở ra cơ hội lớn cho LienVietPostBank.
Văn bản của Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận đề nghị của LienVietPostBank về việc chuyển nhượng hơn 122,2 triệu cổ phần LPB do Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu. VNPost hiện là cổ đông lớn duy nhất tại LienVietPostBank (tỷ lệ nắm giữ 10,15%).
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu LienVietPostBank tuân thủ quy định pháp luật và Điều lệ LienVietPostBank về việc chuyển nhượng cổ phần và sở hữu cổ phàn của cổ đông, bao gồm tuân thủ quy định giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông, cổ đông và người có liên quan.
Trường hợp phát sinh bên nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông lớn của LienVietPostBank hoặc bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài, LienVietPostBank có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu LienVietPostBank phải phối hợp chặt chẽ với VNPost triển khai thực hiện chuyển nhượng cổ phàn của VNPost tại LPB theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời, đánh giá cụ thể tác động của việc VNPost thoái toàn tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hệ thống phòng giao dịch bưu điện. Trên cơ sở đó, xây dựng và triển khai giải pháp cần thiết để quản lý các đơn vị mạng lưới của LienVietPostBank, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Xây dựng phương án, lộ trình xử lý hệ thống phòng giao dịch bưu điện sau khi VNPosst thoái vốn.
LienVietPostBank cũng phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ tới các đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông theo đúng quy định tại Luật các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, phải lưu ý cổ đông chịu trách nhiệm trước pháp uạt về tính hợp pháp của nguồn vốn mua/nhận chuyển nhượng cổ phần tại LienVietPostBank. Không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần LienVietPostBank, không được góp vốn, mua cổ phần LPB dưới tên cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo đúng quy định pháp luật.
Trước đó, ngày 10/12, HĐQT LienVietPostBank vừa có Nghị quyết thông qua việc thực hiện các thủ tục trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các chương trình tăng vốn còn lại theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 theo thứ tự. Theo đó, ngân hàng sẽ triển khai phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Đồng thời, thực hiện các chương trình phát hành tăng vốn còn lại bao gồm: Phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và phát hành cho cổ đông hiện hữu.
Trước đó, ngày 28/10, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận cho LienVietPostBank tăng vốn điều lệ. Theo đó, ngoài phát hành ESOP, LienVietPostBank được phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 667 tỷ đồng và phát hành cho cổ đông hiện hữu tối đa là 2.650 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, việc thoái vốn của VNPost là cơ hội lớn cho LienVietPostBank trong việc đón nhận các cổ đông mới giàu tiềm lực tài chính và kinh nghiệm.