VN-Index thiếu nền tảng hỗ trợ mạnh, ngành ngân hàng có định giá hấp dẫn

VN-Index thiếu nền tảng hỗ trợ mạnh, ngành ngân hàng có định giá hấp dẫn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Kết thúc tuần giao dịch nhiều cảm xúc, VN-Index đóng cửa tại 1.101,68 điểm, tăng 1,92% trong cả tuần. Điểm sáng của thị trường là thanh khoản bật tăng lên mức trung bình là 18.000 tỷ đồng/phiên, vượt trội so với giá trị giao dịch 20 ngày vừa qua.

Tính cả tuần, VIC, VHM và HPG là những mã đóng góp nhất tốt nhất cho thị trường chung, còn VCB, SSB và VNM giảm điểm tác động theo chiều hướng ngược lại.

Thị trường mở phiên đầu tuần nối tiếp đà tăng của cuối tuần trước đó tại gần mức kháng cự 1.080 - 1.100 điểm. Tâm lý giới đầu tư trở nên tích cực hơn khi nỗi e ngại về tỷ giá và quá trình đánh giá lại cổ phiếu trên kết quả kinh doanh quý III đã hoàn tất. Do đó, các phiên trong tuần là nỗ lực vượt qua vùng 1.080 - 1.100 điểm. Tuy vậy, đó vẫn là vùng nhạy cảm khi kéo ngược chỉ số về lại vùng kể trên để kiểm nghiệm trong phiên giao dịch cuối tuần.

Do đó, nhịp tăng của VN-Index vừa qua chủ yếu do lực cầu bắt đáy ngắn hạn tăng mạnh, khi giá thị trường được nhận định đã thấp dưới định giá và tâm lý đầu tư đã tích cực hơn, chứ chưa có một nền tảng đủ vững trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa cải thiện nhiều. Trong giai đoạn tới, chỉ số có thể đi ngang trong khoảng 1.020 - 1.150 điểm.

Trong tuần vừa qua, bất động sản, xây dựng - vật liệu xây dựng cùng với tiện ích là các nhóm ngành nổi trội. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng trong tuần với giá trị hơn 800 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, MWG và FUESSVFL; trong khi tự doanh mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng tính đến ngày 9/11.

Ngành ngân hàng: Định giá hấp dẫn

Bức tranh lợi nhuận của nhóm ngân hàng trong quý III/2023 có sự khác biệt so với cùng kỳ, với nguyên nhân chính có thể được giải thích như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng chậm lại khi dư nợ tính đến cuối tháng 10/2023 chỉ đạt 7,1%, thấp hơn nhiều mức 12,6% của cùng kỳ năm 2022. Điều này khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Thứ hai, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Điều này khiến biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng bị thu hẹp, làm giảm lợi nhuận.

Thứ ba, nợ xấu tiềm ẩn. Nợ xấu tiềm ẩn của các ngân hàng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này khiến cho các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn, làm giảm lợi nhuận.

Trong quý III/2023, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng cũng có sự phân hóa ở cả 2 chiều hướng, trong khi TPB và TCB có mức suy giảm khá mạnh lợi nhuận, lần lượt ở mức 26,3% và 17,8%, thì một số ngân hàng lại có kết quả lợi nhuận khá ấn tượng so với cùng kỳ như VCB, STB, CTG, với mức tăng trưởng lần lượt là 11,9%, 34,9% và 17,3%.

Trong bối cảnh hiện tại, tăng trưởng cho vay của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu vốn thấp từ khối thương mại và sản xuất, do nhu cầu tiêu dùng giảm. Tín dụng bất động sản, vốn chiếm một tỷ trọng lớn trong hệ thống ngân hàng, đang chậm lại do áp lực từ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tín dụng bất động sản của toàn hệ thống ngân hàng đạt 2,26 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này đã chậm lại so với mức 12,6% của cùng kỳ năm 2022.

Trong quý IV/2023, lợi nhuận của nhóm ngân hàng dự kiến vẫn tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm lại, do lãi suất huy động và cho vay tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, sự phân hóa trong kết quả kinh doanh của các ngân hàng nhiều khả năng tiếp diễn. Nhóm các ngân hàng có chất lượng tài sản cao như VCB, CTG, VIB, ACB kỳ vọng sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Hiện tại, nhóm cổ phiếu ngân hàng này đang được giao dịch ở mức P/B thấp hơn khoảng 10% so với P/B bình quân 3 năm, một mức định giá không phải là thấp nhất lịch sử, nhưng tương đối hấp dẫnn

Tin bài liên quan