VN-Index bốc hơi hơn 32 điểm, dấu hiệu phân phối đỉnh ngày một rõ hơn

VN-Index bốc hơi hơn 32 điểm, dấu hiệu phân phối đỉnh ngày một rõ hơn

(ĐTCK)  Diễn biến phiên giao dịch ngày 11/6 báo hiếu dấu hiện phân phối đỉnh ngày một rõ hơn.

Trong phiên giao dịch chứng khoán chiều 11/6, thị trường chứng kiến lệnh bán tháo mạnh cuối, đẩy 312 mã trên sàn HOSE giảm giá, trong đó có tới  64 mã sàn, chỉ có 82 mã giữ được đà tăng. Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,63%, xuống 867,37 điểm, chỉ số VN30 giảm 3,84% xuống 806,87 điểm.

Trong đó phải kể tới hàng loạt mã cổ phiếu cơ bản giảm sàn như BID, CTG, HDG, LDG, HCM, SSI, VCI, DPG, GIL, PLX, GAS, PVD, PVT, FMC, HSG, MSN, MWG, PNJ, DCM, BFC, POW, TIP, D2D, SZC, KSB, DRH, DGW, FRT, GMD…

Tương tự, HNX-Index cũng có phiên lao dốc mạnh khi mất 3,83% xuống 116,06 điểm với 104 mã giảm, trong khi chỉ có 60 mã tăng. Các mã bluechip như ACB, SHB, PVS cũng giảm mạnh.

 

Nhiều nhà đầu tư lâu năm trên thị trường đã trải qua nhiều con sóng đều nhận thấy những dấu hiệu phân phối đỉnh, cũng như sự hưng phấn quá mức của thị trường.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư mới tham gia hoặc chưa có kinh nghiệm đã phớt lờ các tín hiệu cảnh báo của thị trường và chỉ khi hiện tượng bán tháo ngày 11/06/2020 thì với bắt đầu nhìn thấy rủi ro của thị trường.

Thứ nhất, sóng cổ phiếu nhỏ hút dòng tiền.

Trong danh sách cổ phiếu tăng tốt thời gian trở lại đây nhà đầu tư dễ nhận giá chủ yếu các cổ phiếu thị giá thấp, vốn hoá nhỏ và nhà đầu tư ít giao dịch.

Trong 10 phiên, cổ phiếu NHP đã tăng 133,33%, cổ phiếu HQC tăng 84,26%, cổ phiếu KSQ tăng 68,23%, PXT tăng 66,38%, QBS tăng 66,23%, ITA tăng 64,22%… Như vậy, có thể thấy sức nóng thị trường đến từ cổ phiếu nhỏ.

VN-Index bốc hơi hơn 32 điểm, dấu hiệu phân phối đỉnh ngày một rõ hơn ảnh 2

Bảng thống kê tỷ suất sinh lời tốt nhất thị trường 10 phiên trở lại đây

Thứ hai, thanh khoản thị trường tăng nhưng chỉ số tăng không nhiều.

Trong giai đoạn trở lại đây, thanh khoản thị trường liên tục tăng mạnh, giá trị khớp lệnh liên tục phiên 11/6 là 8.868,5 tỷ đồng, trong vòng 1 tuần trở lại đây, giá trị khớp lệnh dao động từ 5.000 - 7.000 tỷ đồng/phiên.

Trong khi đó, giá trị khớp lệnh vùng đáy đầu tháng 4 chỉ giao động từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng/phiên. Hiện tượng thanh khoản tăng cao đột biến nhưng điểm chỉ số có dấu hiệu đi ngang.

Bên cạnh đó tín hiệu kỹ thuật, RSI quá mua kéo dài (RSI >70) từ 20/5 tới nay. Mặc dù vậy nhà đầu tư vẫn phớt lờ tín hiệu cảnh báo.

Biểu đồ chỉ số VN-Index

Thứ ba, lỗi hệ thống phiên giao dịch. Trong phiên giao dịch ngày 9/6/2020 trên sàn HOSE không thể xác nhận được giá đóng cửa phiên ATC. Kịch bản này đã từng diễn ra ngày 22/01/2018, sau đó thị trường chứng kiến một xu hướng suy giảm.

Được biết, phiên giao dịch ngày 9/6/2020 giá trị khớp lệnh qua kênh liên tục là 6.215,1 tỷ đồng, qua thoả thuận là 725 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy, giai đoạn lỗi hệ thống thường diễn ra khi thanh khoản thị trường tăng cao đột biến so với các giai đoạn trước đó. Với thanh khoản cao như vậy nhà đầu tư lớn có thể dễ dàng thoát hàng khi nhà đầu tư đang còn hưng phấn.

Mặc dù thị trường đã phát đi tín hiệu rủi ro kéo dài và cảnh báo nhà đầu tư. Tuy nhiên, do lòng tham trong giai đoạn trước đó, cũng như sự tự tin tăng lên khi nhà đầu tư kiếm được lời mà phớt lờ đi các tín hiệu cảnh báo của thị trường.

Có thể thấy, khi thị trường tăng điểm nóng hút được dòng tiền mạnh, thanh khoản gia tăng là thời điểm thuận lợi cho “Cá mập” trên sàn có thể ra hàng. Khi những “Cá mập” đã thoái khỏi thị trường thì nhà đầu tư cá nhân chỉ ôm lỗ.

Tuy nhiên, điều sợ nhất đối với nhà đầu tư cá nhân giai đoạn thị trường bắt đầu giảm là tính bảo thủ khi vẫn nắm giữ cổ phiếu và hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại mà không nhận ra những “Cá mập” đã xuống thuyền.

Bên cạnh đó, một sai lầm thường thấy của nhà đầu tư là khi thấy cổ phiếu mới giảm đã quá vội vào bắt đáy khi chỉ nhớ tới vùng giá đỉnh vừa tạo được mà quên rằng trước đó cổ phiếu đã tăng 30-60%, vì vậy so với vùng giá đáy vẫn rất cao.

Tin bài liên quan