Ảnh Internet

Ảnh Internet

Vinachem thua kiện nhà thầu tại dự án nghìn tỷ ở Lào

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) với nhóm nhà thầu gồm CECO, INCODEMIC và Nga Sơn.

Ngày 16/9, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Vinachem. Đây là vụ kiện đã đeo bám Vinachem nhiều năm nay vì có liên quan đến dự án 1.724 tỷ đồng thăm dò, khai thác, chế biến muối mỏ (diện tích 10 km2 tại huyện huyện Nongbok, tỉnh Khammounan, Lào).

Theo đó, vào năm 2008, Vinachem thành lập Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào (Vilachemsalt, công ty con chiếm 100% vốn điều lệ). Năm 2015, Vinachem ủy quyền cho Vilachemsalt ký hợp đồng với liên doanh nhà thầu TTCL-K.UTEC.CECO.

Nhóm nhà thầu gồm 6 thành viên, được chia thành 2 nhóm, gồm nhóm 1: Công ty TNHH Đại chúng TTCL, Công ty Công nghệ muối K-UTEC, Công ty cổ phần Lilama 69-1 và nhóm 2: CTCP Thiết kế công nghiệp hóa chất - CECO, CTCP Tư vấn đầu tư và Xây dựng Incodemic, CTCP Thương mại và Dịch vụ Nga Sơn (gọi tắt là các đồng nguyên đơn).

Quá trình thực hiện hợp đồng EPC, các bên phát sinh tranh chấp liên quan đến việc thiết kế, mua sắm vật liệu. Khi các bên còn đang thương thảo thì nhóm nhà thầu số 2 đã khởi kiện Vinachem ra Hội đồng trọng tài VIAC.

Theo đơn khởi kiện, tổng giá trị nhà thầu đã thực hiện tương ứng hơn 22 triệu USD. Giá trị được chủ đầu tư thanh toán là hơn 10 triệu USD. Nhà thầu còn yêu cầu phần còn thiếu và đòi bồi thường hơn 12,4 triệu USD.

Hồi tháng 5/2020, Vinachem đã từng khiếu nại lên Tòa án nhân dân TP. Hà Nội về thẩm quyền giải quyết của VIAC nhưng không được chấp nhận.

Đến tháng 6/2020, VIAC đã ban hành phán quyết. Theo đó, sau khi trừ khoản đã thanh toán là 203 tỷ đồng, Vinachem còn phải thanh toán số tiền 8,4 tỷ đồng (đối với một số hạng mục đã thực hiện-pv).

Vinachem đã có đơn gửi tòa án, yêu cầu hủy phán quyết trên. Lý do vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của VIAC và phán quyết có nội dung trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Cụ thể, Phán quyết trọng tài quy đổi các loại tiền USD, EURO, KIT sang VND tại thời điểm ký hợp đồng là không xem xét quyền tự do thỏa thuận và cam kết của các bên.

Ngoài ra, phán quyết không xem xét chứng cứ tài liệu thể hiện việc nhà thầu tự ý thực hiện công việc khi chưa được chủ đầu tư phê duyệt…

Hội đồng phiên họp Tòa án nhân dân TP. Hà Nội xác định đây là vấn đề thuộc nội dung vụ án nên tòa án không xem xét. Do đó, không có căn cứ chấp nhận đơn khiếu nại của Vinachem.

Tin bài liên quan