Ông Phạm Quang Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Ông Phạm Quang Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Vietcombank (VCB) hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, đặt chỉ tiêu thận trọng cho năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Năm 2023, thu hồi nợ ngoại bảng của Vietcombank (VCB) đạt khoảng 2.088 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hoàn thành kế hoạch được giao. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,78% và 21,68%.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác Đảng và hoạt động kinh doanh năm 2023 của Vietcombank sáng ngày 6/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng đề nghị ngân hàng này chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết, đặc biệt là phương án nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin, quy chế và chính sách, đảm bảo thực hiện thành công phương án nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD yếu kém trong năm 2024. Đồng thời, sử dụng tối ưu giấy phép của TCTD được chuyển giao bắt buộc để xây dựng và phát triển hệ sinh thái Vietcombank, phát triển hệ sinh thái ngân hàng số.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2023 tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, bám sát chỉ đạo điều hành của NHNN, phương châm hành động và quan điểm chỉ đạo điều hành đề ra từ đầu năm, Vietcombank hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

Cụ thể, quy mô tăng trưởng của ngân hàng theo định hướng, chất lượng đang kiểm soát theo mục tiêu. Huy động vốn thị trường I đạt khoảng 1,41 triệu tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2022. Dư nợ tín dụng đạt khoảng 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2022.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Tổng giám đốc Vietcombank phát biểu khai mạc Hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Phụ trách Đảng uỷ, Tổng giám đốc Vietcombank phát biểu khai mạc Hội nghị

Chất lượng nợ được kiểm soát theo mục tiêu: tỷ lệ nợ nhóm 2 khoảng 0,42%; tỷ lệ nợ xấu khoảng 0,97%. Dư quỹ dự phòng rủi ro theo Thông tư 11 là 34.338 tỷ đồng, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu TT11 đạt mức 185%.

Doanh số giữ nhịp tăng trưởng, nền tảng khách hàng tiếp tục mở rộng thị phần thanh toán Quốc tế (TTQT) và tài trợ thương mại (TTTM) đạt mức khoảng 19,2%. Doanh số thanh toán, sử dụng thẻ tăng lần lượt 24,3% và 20,5% so với năm 2022.

Đối với công tác phát triển khách hàng, phát triển khách hàng có thẻ tín dụng quốc tế/ghi nợ quốc tế tăng 12,3%/102% so với năm 2022. Phát triển khách hàng tín dụng Bán buôn, bán lẻ đều tăng trưởng so với năm 2022.

Về kết quả hoạt động của Ngân hàng, thu hồi nợ ngoại bảng đạt khoảng 2.088 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hoàn thành kế hoạch được giao. Chỉ số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1,78% và 21,68%.

Về công tác điều hành, để thực hiện thành công phương châm hành động “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững” mang lại kết quả của 6 đột phá và 3 trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, Ban Điều hành đã xây dựng hành động và chỉ đạo “Trách nhiệm – Quyết liệt – Sáng tạo” xuyên suốt từ hoạch định chính sách, tham mưu tại trụ sở chính đến thực thi triển khai tại từng chi nhánh trong hệ thống.

Ban Điều hành Vietcombank đã chỉ đạo quyết liệt tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2023 nhưng kiên định không hạ chuẩn. Tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng tập trung cho vay nhóm ngành mở rộng; nhóm khách hàng có năng lực tài chính, có khả năng chống đỡ rủi ro.

Ông Đỗ Việt Hùng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên Phụ trách Hội đồng quản trị báo cáo kết quả công tác Đảng năm 2023, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2024

Ông Đỗ Việt Hùng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên Phụ trách Hội đồng quản trị báo cáo kết quả công tác Đảng năm 2023, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2024

Bên cạnh đó, chủ động và trách nhiệm điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Ngay từ đầu năm, VCB đã triển khai giảm lãi suất 0,5%/năm cho toàn bộ khách hàng có dư nợ hiện hữu bằng VND. Đồng thời, VCB đã đồng hành cùng với khách hàng vay vốn thông qua giảm đồng loạt và liên tục nhiều chương trình lãi suất: 46 đợt giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng SMEs và thể nhân, 8 đợt giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Với nhiều chiến dịch giảm lãi suất cho vay trong suốt cả năm 2023, VCB đã giảm khoảng 5.800 tỷ đồng cho gần 290.000 khách hàng với quy mô dư nợ vay lên tới hơn 1,1 triệu tỷ đồng.

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn, nguồn vốn được điều chỉnh hợp lý thông qua điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch, thay đổi cách đánh giá đồng thời thực hiện 13 đợt giảm lãi suất huy động để có cơ sở giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng.

Ngoài ra, Ban Điều hành Ngân hàng đã chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh 3 trụ cột “Bán lẻ - Dịch vụ - Đầu tư” theo định hướng hiệu quả và bền vững; Tổ chức triển khai các chương trình, chính sách phát triển khách hàng để mở rộng cơ sở khách hàng và sản phẩm dịch vụ; Song hành với nỗ lực, quyết tâm cao hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, rà soát chiến lược, chuyển đổi và sáng tạo được triển khai quyết liệt để tạo nền tảng phát triển dài hạn; Kiện toàn nhân sự, sắp xếp mô hình tổ chức, tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội và các hoạt động khác…

Đại biểu tham dự Hội nghị
Đại biểu tham dự Hội nghị

Về định hướng kinh doanh 2024, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ năm 2024 và NHNN về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của ngành ngân hàng, kết nối với mục tiêu chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và quán triệt phương châm hành động: “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm – Quyết liệt – Sáng tạo” triển khai thành công các mục tiêu kinh doanh.

Bên cạnh đó, với nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ lạc quan hơn nhờ nỗ lực điều hành kịp thời của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng, Vietcombank đặt mục tiêu tổng tài sản năm 2024 tăng 8% so với năm trước. Huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) kiểm soát ở mức dưới 80%. Tăng trưởng tín dụng mục tiêu khoảng 12%, trong hạn mức NHNN giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5% và lợi nhuận trước thuế tăng 10% so với năm 2023.

Các giải pháp chủ đạo được Ban Điều hành Vietcombank đưa ra bao gồm: Từng bước chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh đảm bảo từng trụ cột tăng trưởng bền vững; Triển khai quyết liệt sáng kiến, mục tiêu Chiến lược phát triển và kế hoạch chuyển đổi đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; Phát triển khách hàng và sản phẩm dịch vụ.

Mặt khác, kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với mô hình chuyển đổi số và môi trường cạnh tranh; Tổ chức triển khai quyết liệt, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh; Quyết liệt triển khai Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng yếu kém.

Ngoài ra, lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ cộng đồng. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, quan hệ nhà đầu tư nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu VCB.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Phạm Quang Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc NHNN nhất trí với các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2024 mà Ban lãnh đạo Vietcombank đã nêu trong các báo cáo, bao gồm cả những tồn tại, hạn chế và phương hướng khắc phục.

Ông Phạm Quang Dũng đề nghị những người đại diện vốn và Ban lãnh đạo Vietcombank quán triệt, nghiêm túc tổ chức triển khai Chương trình hành động của NHNN thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động ngân hàng năm 2024 và các Chỉ thị 01, 02 của Thống đốc NHNN sắp được ban hành trong tháng 1/2024. Trong đó đặc biệt tập trung vào một số nội dung lớn sau:

Thứ nhất, tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối

Thứ hai, triển khai đúng tiến độ phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu và chiến lược phát triển; nâng cao năng lực quản trị, điều hành; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật và vi phạm quy định nội bộ.

Trong đó, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết, đặc biệt là phương án nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin, quy chế và chính sách, đảm bảo thực hiện thành công phương án nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD yếu kém trong năm 2024. Đồng thời, sử dụng tối ưu giấy phép của TCTD được chuyển giao bắt buộc để xây dựng và phát triển hệ sinh thái Vietcombank, phát triển hệ sinh thái ngân hàng số.

Thứ ba, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán hiện đại; đẩy mạnh chuyển đổi số; đảm bảo an ninh, an toàn công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán.

Ngoài ra, một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Người đại diện vốn nhà nước tại Vietcombank thực hiện nghiêm các quy định và chỉ đạo của NHNN trong quản lý, tổ chức hoạt động của Vietcombank ; chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả vốn nhà nước được giao; Sớm thực hiện việc kiện toàn nhân sự Chủ tịch HĐQT và các nhân sự cấp cao. Triển khai sớm việc rà soát, bổ sung quy hoạch nhân sự cấp uỷ và cán bộ quản lý các cấp năm 2024…..

“Với nền tảng tài chính vững mạnh, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, sự nỗ lực, quyết tâm và đoàn kết của tập thể Ban lãnh đạo và hơn 2 vạn cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, tôi tin tưởng Vietcombank sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2024, tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam, từng bước vươn tầm khu vực và thế giới”, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng nhấn mạnh.

Tin bài liên quan