Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Vietcombank (VCB) đã hoàn thành phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng Vietcombank (VCB) đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng khoảng 465%.

Những con số ấn tượng

Thông tin tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2023 của Vietcombank diễn ra sáng nay (ngày 9/1/2023), ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank chia sẻ, tính đến cuối năm 2022, huy động vốn thị trường 1 đạt khoảng 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn bình quân đạt 34%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với 2021. Huy động vốn bán buôn tăng trưởng 10,4%, huy động vốn bán lẻ tăng trưởng ở mức 8,0% so với năm 2021.

Tín dụng tăng trưởng vượt mốc khoảng 1,15 triệu tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021, kiểm soát trong tỷ lệ tăng trưởng được NHNN giao. Tín dụng bán buôn tăng trưởng 18,5%; Tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức 19,4% so với năm 2021.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank phát biểu tại Hội nghị

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank phát biểu tại Hội nghị

Lãnh đạo Vietcombank cho biết, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng với dư nợ nhóm 2 là 3.289 tỷ đồng, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,29%, giảm 0,08 điểm phần trăm so với 2021 (0,36%). Dư nợ xấu là 7.662 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,67%, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch được giao. Dư quỹ dự phòng rủi ro là 35.603 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (khoảng 465%).

Đối với doanh số thanh toán quốc tế-thanh toán thương mại, ông Tùng thông tin, đã đạt khoảng 135 tỷ USD, tăng 31,8% so với 2021. Thị phần đạt mức khoảng 18,5%, tăng 3,11 điểm phần trăm so với năm 2021. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt khoảng 73 tỷ USD, tăng 20,4% so với 2021. Trong đó, các chỉ tiêu doanh số thẻ, bảo hiểm, phát triển khách hàng bán buôn-bán lẻ đều đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng từ mức 37% đến 100%.

Cụ thể, về kết quả kinh doanh, lãnh đạo Vietcombank cho biết, thu nhập ngoài lãi tăng khoảng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022. Thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022. Thu hồi nợ ngoại bảng đạt khoảng 2.393 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 80% kế hoạch năm 2022.

Được biết, Ngân hàng luôn đồng hành chia sẻ khó khăn với khách hàng như trong 2 tháng cuối năm 2022, Vietcombank đã giảm 1% lãi suất cho vay đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội với tổng cam kết 491 tỷ đồng (đã giải ngân 373 tỷ đồng) trong năm 2022.

Mặc dù những kết quả đạt được rất ấn tượng nhưng lãnh đạo Vietcombank cũng rất thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại của Ngân hàng như tại các chi nhánh danh mục tín dụng, huy động vốn… tại một số chi nhánh phụ thuộc vào một số nhóm khách hàng lớn. Tiền gửi không kỳ hạn cá nhân có xu hướng giảm dần trong nửa sau năm 2022.

“Nhiều chi nhánh chưa quan tâm đào tạo về tính năng, sản phẩm dịch vụ cung ứng trên kênh số; chưa chủ động sử dụng sản phẩm dịch vụ để tư vấn bán hàng. Nhiều chi nhánh còn tồn tại tâm lý ngại thay đổi, đổi mới, tái cấu trúc. Công tác xử lý thu hồi nợ ngoại bảng còn chậm, thiếu sự quyết liệt”, lãnh đạo Vietcombank cho biết.

Còn tại trụ sở chính, công tác điều hành tăng trưởng tín dụng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng. Phát triển sản phẩm dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của Chi nhánh; sản phẩm chưa ưu việt so với các sản phẩm trên thị trường. Một số sáng kiến của chương trình chuyển đổi số chậm triển khai do hạn chế về nguồn lực…

Một số chỉ tiêu đặt ra trong năm 2023

Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ năm 2023 và Chỉ thị 01 của NHNN, kết nối với mục tiêu chiến lược phát triển Vietcomabnk và quán triệt phương châm hành động: “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm - Quyết liệt - Sáng tạo” triển khai thành công các mục tiêu kinh doanh chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Vietcombank.

Theo đó, Vietcombank tập trung thực hiện 6 đột phá:

Thứ nhất, triển khai Chương trình hành động chuyển đổi số và Kế hoạch hành động chuyển đổi đúng tiến độ đã phê duyệt, đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực thích ứng cho chuyển đổi số; Phát triển văn hóa số và ứng dụng phương pháp làm việc Agile.

Thứ ba, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động; phát huy thế mạnh tổng thể của toàn hệ thống Ngân hàng

Thứ tư, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm.

Thứ năm, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách.

Thứ sáu, triển khai đúng tiến độ với tinh thần quyết tâm cao nhất Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD yếu kém.

Theo đó, 3 trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu hoạt động kinh doanh được lãnh đạo Vietcombank cho biết, cụ thể:

Một là, tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả bền vững: Gia tăng tỷ trọng và chất lượng tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ; Tăng trưởng tín dụng bán buôn gắn với phát triển khách hàng và dịch vụ; Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch đồng thời với việc đảm bảo chất lượng tín dụng.

Hai là, phấn đấu cải thiện tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, trọng tâm là thu nhập từ dịch vụ. Mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên kênh số và nâng cao chất lượng dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng.

Ba là, cơ cấu danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả. Phát triển mạnh mẽ vị thế tạo lập thị trường của Vietcombank.

Tin bài liên quan