Ông Sandeep Aneja, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc quản lý Kaizenvest.

Ông Sandeep Aneja, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc quản lý Kaizenvest.

Việt Nam là điểm đến mới của quỹ đầu tư giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
Ông Sandeep Aneja, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc quản lý Kaizenvest, một quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào lĩnh vực giáo dục có trụ sở tại Singapore, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư về hiện trạng và tiềm năng tương lai của edtech tại Việt Nam.

Xin ông cho biết hiện trạng đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) và quỹ đầu tư tư nhân (PE) vào ngành giáo dục ở Việt Nam ra sao?

Chúng tôi vẫn lạc quan về tiềm năng dài hạn của dòng vốn đầu tư VC và PE vào ngành giáo dục tại Việt Nam.

Tại Kaizenvest, chúng tôi ghi nhận đội ngũ tài năng công nghệ đang phát triển của đất nước và văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ của đất nước, là những động lực chính cho sự phát triển và đổi mới. Chúng tôi tin rằng tốc độ số hóa nhanh chóng trong các ngành và sự quan tâm ngày càng tăng từ những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu đang tạo ra những cơ hội tuyệt vời cho ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục STEAM (phương pháp giáo dục tích hợp đủ 5 lĩnh vực) cho mọi lứa tuổi. Chúng tôi dự đoán các quỹ VC/PE sẽ tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giáo dục của Việt Nam.

Các quỹ đầu tư mạo hiểm VC cân nhắc yếu tố nào khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam?

Nguyên tắc chung của chúng tôi khi đầu tư vào bất kỳ công ty nào là cân nhắc rằng nhà sáng lập (founder) có phù hợp hay không, sức hấp dẫn của thị trường ra sao...

Đối với ngành giáo dục, chúng tôi xem xét các yếu tố thành công của một start-up phụ thuộc vào kết quả học tập của học sinh, chỉ số đo lường sự hài lòng (NPS), chỉ số tài chính… Một số ví dụ bao gồm cải thiện kết quả rõ ràng của học sinh, xác định các dấu hiệu về tỷ lệ duy trì và gia hạn cao đối với các dịch vụ B2C.

Xin ông cho biết những rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam là gì?

Rủi ro về nguồn nhân lực và hành lang pháp lý là một trong số những vấn đề đáng cân nhắc.

Thị trường rất nhiều cơ hội, chẳng hạn như ở mảng trang bị những kỹ thuật số cho học sinh hệ K12, mảng STEAM và mảng dạy tiếng Anh ở các thành phố cấp 2 và cấp 3. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô trở nên khó khăn khi nhiều start-up thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp theo, ngành giáo dục được quản lý chặt chẽ ở Việt Nam và các thay đổi trong các quy định hiện hành có thể tác động đáng kể đến ngành. Để giảm thiểu rủi ro, hãy đầu tư vào các phân khúc ít có khả năng gặp phải những thay đổi quan trọng về quy định.

Theo ông, xu hướng nào đang định hình ngành giáo dục tại Việt Nam?

Một trong những xu hướng lớn nhất mà chúng ta đang thấy đang định hình ngành giáo dục ở Việt Nam là nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao.

Một xu hướng khác mà chúng tôi quan sát thấy được thúc đẩy bởi Covid-19, đó là phụ huynh đang dần chấp nhận việc học trực tuyến. Do đó, chúng tôi tin rằng sự thay đổi phương pháp sư phạm mới này sẽ tạo ra một tương lai đầy hứa hẹn để edtech phát triển.

Tại thời điểm khó khăn trong việc huy động vốn như hiện nay, ông có lời khuyên nào cho các start-up?

Lời khuyên của chúng tôi dành cho các start-up ở Việt Nam là hãy tập trung thật vững chắc vào việc xác định và giải quyết một vấn đề mà họ hiểu thật rõ.

Điểm khởi đầu này sẽ giúp các start-up có thể có lợi nhuận càng sớm càng tốt để chứng minh mô hình của mình hiệu quả. Tôi chắc chắn rằng các start-up Việt Nam, với thế mạnh về công nghệ, sẽ sớm phát triển được sản phẩm. Tuy nhiên, phần khó khăn nhất chính là việc tìm được đối tác đầu tư phù hợp để hợp tác

Vì đầu tư thực sự là một mối quan hệ đối tác, tôi khuyến khích các nhà sáng lập start-up nói chuyện với các nhà đầu tư tiềm năng để hiểu về thị trường Việt Nam và đánh giá xem có phù hợp với triết lý đầu tư hay không. Một nhà đầu tư có danh tiếng sẽ mang lại uy tín đáng kể cho sự phát triển của start-up.

Tôi cũng khuyến khích những người sáng lập phải có ý thức về chi phí vì giờ đây, việc huy động cũng như tình hình tài chính nói chung khá chặt chẽ. Các chỉ số kinh doanh, chỉ số tài chính… là rất quan trọng, và định giá start-up giờ đây cũng không còn “đắt” như vài quý trước đây.

Do đó, thay vì huy động vốn ồ ạt, huy động vốn thông minh có thể hiệu quả hơn trong thời điểm khó khăn này.

Cuối cùng, tôi khuyên bạn nên kiên nhẫn, dành nhiều thời gian hơn cho việc gây quỹ. Gọi vốn là một bài toán khó, nó không chỉ đơn thuần là tiếp cận nguồn vốn, mà còn là việc tìm một đối tác dài hạn, uy tín có thể giúp bạn thực hiện giấc mơ.

Tin bài liên quan