Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức 5,3%, cao nhất trong các nước Đông Bắc Á, trong khi Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%.
Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%

Hội nghị hợp tác tài chính ASEAN+3 (gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) với sự tham gia của Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 (AFCDM+3) đã được tổ chức tại Bali, Indonesia dưới sự đồng chủ trì của Indonesia và Nhật Bản.

Về kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3, Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng, trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa tăng lên. Tăng trưởng của khu vực này ước đạt 3,2%, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% và các nước ASEAN ghi nhận tăng trưởng trung bình ở mức 5,6%.

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba nước khu vực Đông Bắc Á kể trên, ở mức 3,0%, trong khi Malaysia là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN với mức tăng 8,7%.

Trong năm 2023, khu vực ASEAN+3 tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro địa chính trị, áp lực lạm phát và sự đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù vậy, sự phục hồi của Trung Quốc có thể tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung trong khu vực này. AMRO dự báo tăng trưởng khu vực ASEAN+3 trong năm 2023 sẽ đạt 4,4%, cao hơn mức 3,2% đạt được trong năm 2022, trong đó 3 nước Đông Bắc Á dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng trung bình 4,4% còn khu vực ASEAN tăng trưởng trung bình ở mức 4,6%.

Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức 5,3%, cao nhất trong các nước Đông Bắc Á nói trên, trong khi Việt Nam được dự báo có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,2%.

AMRO khuyến nghị các nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô. Để tăng cường khả năng hỗ trợ của cơ chế Đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai (CMIM) cho các nước thành viên khi gặp khó khăn về thanh khoản, Hội nghị đã thảo luận về các lựa chọn cho vay hỗ trợ bằng đồng nội tệ bên cạnh việc sử dụng đồng USD, nguyên tắc xác định lãi suất khoản vay hỗ trợ của CMIM, và những định hướng tiếp tục cải thiện CMIM trong tương lai.

Hội nghị cũng thông qua kế hoạch chạy thử CMIM lần thứ 14 nhằm đảm bảo sự vận hành thông suốt của cơ chế CMIM. Bộ Tài chính Nhật Bản và AMRO cũng đã trình bày về nghiên cứu các công cụ cho vay mới và khả năng ứng dụng trong CMIM trong thời gian tới.

Nhằm tiếp tục mở rộng hợp tác tài chính trong các lĩnh vực mới, hội nghị đã thảo luận và cập nhật tiến độ triển khai 4 định hướng sáng kiến mới của ASEAN+3. Để hướng tới các mục tiêu tăng cường nguồn lực tài chính cho cơ sở hạ tầng, nâng cao việc sử dụng các công cụ cải cách cơ cấu vĩ mô, củng cố bền vững tài chính trước các rủi ro thiên tai, và tăng cường hợp tác chính sách trong các lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.

Tin bài liên quan