Việt Nam đứng thứ 4 trong top 20 nước hàng đầu thế giới về rác thải nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thông tin trên được đưa ra tại buổi Toạ đàm "Doanh nghiệp và Phát triển Bền vững’ được tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia chính sách, các nhà nghiên cứu và các cá nhân ủng hộ phát triển bền vững.
Việt Nam đứng thứ 4 trong top 20 nước hàng đầu thế giới về rác thải nhựa

Sự kiện trên là một phần quan trọng của chuỗi "Việt Nam hướng đến tương lai bền vững” được khởi xướng và tổ chức bởi LifeNex và PDA & Partners.

Trước những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và bất bình đẳng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của thực hành kinh doanh bền vững.

Để tuân thủ các quy định toàn cầu về giảm phát thải, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng các chiến lược xanh như một lợi thế cạnh tranh và triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường, đứng thứ 4 trong Top 20 nước hàng đầu thế giới về rác thải nhựa.

Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đang là quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở nhiều mặt: giảm đa dạng sinh học rừng (rừng nguyên sinh chỉ còn 8% so với 50% ở các nước trên thế giới); nước biển dâng làm mất đi nguồn đất màu mỡ cho nông nghiệp là thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp; hạn hán làm hoang mạc hoá nhiều khu vực ở miền Trung; tác động của biến đổi khí hậu còn tác động tiêu cực đến cơ sở hạ tầng, xã hội, kinh tế kém phát triển và nghèo đói…

Tài liệu công bố tại hội thảo cũng cho thấy “bức tranh” mức độ sẵn sàng ESG ở Việt Nam với môi trường (E) là 22%; Xã hội (S) là 16%; Quản trị (G) là 62%... Các kết quả khảo sát khác nhau cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam sẵn sàng cam kết vận hành và quản lý hoạt động một cách có trách nhiệm.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Bùi Thị Thu Hiền, IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) cho biết, Sáng kiến Nature Positive Initiative (2023) đã chỉ ra ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất thiên nhiên vào năm 2030 theo đường cơ sở năm 2020 và đạt được sự phục hồi hoàn toàn vào năm 2050.

Theo bà Hiền, Nature Positive không phải là một khẩu hiệu - đó là một mục tiêu đầy tham vọng và không nên dùng để ám chỉ điều gì đó 'xanh' hoặc 'thân thiện' với thiên nhiên. Cơ hội kinh doanh bằng cách sử dụng thiên nhiên làm cơ sở hạ tầng có thể đạt 160 tỷ USD và tạo ra 4 triệu việc làm vào năm 2030.

“Tạo lập một nền kinh tế tích cực – tự nhiên, là một xu thế toàn cầu mà Việt Nam cũng cần phải chuẩn bị để thực hiện”, bà Hiền nhìn nhận.

Tin bài liên quan