“Việt Nam đầu tư không gắn với cầu thực tiễn”

(ĐTCK) Đây là một trong những đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hội thảo “Phương hướng cho tài chính cơ sở hạ tầng đô thị ở Việt Nam” vừa được tổ chức chiều nay (11/3), tại Hà Nội.
“Việt Nam đầu tư không gắn với cầu thực tiễn”

Hội thảo do WB và Bộ Tài chính tổ chức, nhằm đánh giá và đưa ra những giải pháp tích cực cho phát triển hạ tầng cơ sở địa phương tại Việt Nam, thông qua bài học từ mô hình Quỹ Tài chính Findeter - Colombia.

Theo mô hình này, khuôn khổ pháp lý đầy đủ và có tầm nhìn dài hạn là 1 trong 5 bài học đầu tiên để xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Trong đó, cần phải xác định rõ ràng mục tiêu như lĩnh vực nào cần quan tâm, doanh nghiệp vừa và nhỏ - siêu nhỏ nào cần hỗ trợ…, để mang lại kết quả khả thi.

Ngoài ra, cần phải nắm rõ thêm 3 nguyên tắc thực hiện, là quản lý tập trung, thống nhất, hiệu quả; chế độ quyền hạn, trách nhiệm đối với các chủ thể, doanh nghiệp tham gia dự án và nguyên tắc thị trường, phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia đánh giá, thách thức chủ yếu của Việt Nam là khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ và hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, cần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý giá, Luật Các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại,… như là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cấp khung tài chính cho quốc gia.

Bên cạnh đó, bổ sung những phương thức huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, phương thức phân bổ nguồn lực, phương thực quản lý đảm bảo tính bền vững hiệu quả của nguồn lực, cũng được đưa vào kiến nghị để thực thi tính hiệu quả cao.

Tin bài liên quan