Ảnh Internet
Trên cơ sở sự hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác phát triển, mà đại diện là Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tập trung vào một số nội dung quan trọng, gồm: giảm nghèo và giảm nghèo ở nhóm dân tộc ít người; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ và sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công; bảo vệ môi trường và tăng cường tính cạnh tranh của lực lượng lao động thông qua đào tạo nghề và phát triển kỹ năng.
Theo Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các cơ quan chức năng, địa phương đã và đang tích cực phối hợp trong việc triển khai các chính sách hành động phù hợp với yêu cầu thực tế, gồm: xây dựng , rà soát, sửa đổi, ban hành mới các quy định, văn bản pháp luật liên quan.
Đồng thời tổng kết, rà soát các chương trình, chính sách hiện hành, đề xuất xây dựng mới chương trình, hạn chế tình trạng phân tán chính sách, thiếu điều phối, lồng ghép các mục tiêu phát triển kết hợp tăng cường tính gắn kết của các chính sách. Xây dựng, triển khai các quy hoach, kế hoạch hành động để gỉam nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số và nâng cao nhận thức, năng lực của cơ quan nhà nước và các đối tượng điều chỉnh chính sách; hỗ trợ, nâng cao kỹ năng và trình độ của các chủ thể tham gia thực hiện các cam kết VDPF.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả giảm nghèo nói chung và nhóm dân tộc ít người đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc; tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,97% năm 2014 và tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc, miền núi giảm 3-4%/năm.
Bên cạnh đó, đến nay cả nước có 1.456 cơ sở dạy nghề, tăng hơn 100 cơ sở so với năm ngoái và việc dạy nghề đnag có xu hướng gắn bó với nhu cầu thị trường lao động, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng hiện đại. Đôi ngũ giáo viên dạy nghề tăng khá nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Các chuyên gia đã trao đổi thông tin, kiến nghị cần tăng cường hơn nữa việc cung cáp dịch vụ cho nhóm dân tộc thiểu số, lồng ghép nội dung này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động các nguồn lực giải quyết tình trạng đói nghèo.
Bà Victorria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, các đối tác phát triển ghi nhận những kết quả to lớn trong xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần lưu ý thỏa đáng và có biện pháp hợp lý để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
Đặc biệt, cần hoàn thiện khung pháp lý, có chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng, vận hành công trình cấp và thoát nước, xử lý nước và chất thải. Từ đó, sẽ tạo cơ hội cho tư nhân tham gia vào thị trường, phát huy hiệu qả đồng vón xã hội cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách…