Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), ông Nathan P.Lane, viên chức kinh tế thuộc Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam chúc mừng ông Doug Devos, Tổng giám đốc điều hành Amway cùng các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn

Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), ông Nathan P.Lane, viên chức kinh tế thuộc Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam chúc mừng ông Doug Devos, Tổng giám đốc điều hành Amway cùng các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn

Việt Nam đã thành “căn cứ địa” của Amway

Công ty TNHH Amway Việt Nam - thành viên của Tập đoàn bán hàng trực tiếp hàng đầu thế giới Amway, vừa khởi công xây dựng nhà máy thứ hai tại Khu công nghiệp (KCN) VSIP II (Tân Uyên, Bình Dương). Sự kiện này đã thể hiện cam kết đầu tư, về sự hiện diện lâu dài của Amway tại Việt Nam. Song hành về đầu tư, Amway còn gửi đi thông điệp: Đây là bước đi hiện thực hóa các cam kết về trách nhiệm của Amway với cộng đồng, quốc gia - nơi thương hiệu này đặt chân.

Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn

Giới thiệu về Dự án, ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam cho biết, Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 25 triệu USD, với tổng diện tích 54.675 m2, lớn gấp 7 lần nhà máy sản xuất thứ nhất của Amway ở KCN Amata (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Dự kiến, nhà máy thứ hai có 3 dây chuyền sản xuất đạt công suất 23,28 triệu sản phẩm - tương đương trị giá 200 triệu USD/năm, tạo hơn 170 việc làm cho lao động địa phương. Dự án được chia thành 2 giai đoạn với trang thiết bị, máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Theo đó, giai đoạn I, dự kiến chính thức đi vào hoạt động vào quý I/2015, tập trung sản xuất các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng Nutrilite, với nguồn nguyên liệu phần lớn được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, gồm 2 dây chuyền. Đó là sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên, công suất trên 9 triệu chai/năm, các thiết bị vận hành tự động được nhập từ Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản… Dây chuyền thứ hai sản xuất thực phẩm chức năng dạng bột, công suất trên 3 triệu hộp 450g/năm. Đây là dây chuyền sản xuất tự động được đầu tư mới 100% và lần đầu tiên đưa vào sản xuất tại nhà máy của Amway Việt Nam. Giai đoạn II của Dự án chuyên sản xuất sản phẩm dạng lỏng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2017.

Nghi thức mở bảng hiệu của nhà máy

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Doug Devos, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Amway cho biết, ông rất ấn tượng với tốc độ phát triển của Amway Việt Nam. Sự thành công này có được nhờ vào sự hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan quản lý cũng như các đối tác và giới truyền thông tại Việt Nam. Chính từ những ấn tượng tốt đẹp này, kết hợp với kết quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng ổn định của Amway Việt Nam trong thời gian qua, Tập đoàn Amway đã quyết định đầu tư nhà máy thứ hai tại Việt Nam.

Điều này càng ý nghĩa hơn vì tuy hiện diện tại 110 quốc gia, nhưng tính đến nay, Amway chỉ đầu tư 6 nhà máy trên phạm vị toàn thế giới, trong đó 3 nhà máy tại Hoa Kỳ, 1 nhà máy tại Trung Quốc, 1 tại Ấn Độ và 1 nhà máy tại KCN Amata, Đồng Nai của Việt Nam. Trong 2 năm trở lại đây, đây là khoản đầu tư lớn nhất tại hải ngoại của Amway với quy mô lên đến 25 triệu USD. Khoản đầu tư này đã nâng tổng vốn đầu tư của Amway tại Việt Nam lên trên 33 triệu USD.

Lý giải thêm về quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư trong bối cảnh hiện nay, ông Doug Devos cho biết thêm, Việt Nam là thị trường rất tiềm năng, vì ngoài tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngành bán hàng đa cấp đang nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất tích cực của các cơ quan quản lý. “Sự kiện này không chỉ có tầm quan trọng với Amway Việt Nam, mà còn là mốc quan trọng trong sự phát triển của Amway toàn cầu. Nếu như xem dự án đầu tư đầu tiên của Amway tại Đồng Nai là bước thăm dò, thì với quyết định đầu tư một nhà máy hoàn toàn mới, quy mô lớn gấp 7 lần, hiện đại hóa, đã chứng minh Amway cam kết đồng hành cùng lợi ích với nền kinh tế Việt Nam và cam kết hiện diện lâu dài, bền vững tại Việt Nam. Chúng tôi khẳng định Việt Nam là thị trường tiềm năng, với môi trường đầu tư rất thuận lợi và chúng tôi rất hài lòng với quyết định đầu tư của mình tại đây”, ông Doug Devos nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nathan P.Lane, viên chức kinh tế thuộc Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã chia sẻ tại buổi lễ khởi công rằng, việc mở rộng đầu tư của Amway tại Việt Nam là một biểu tượng sống động về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam trong mắt các doanh nhân Hoa Kỳ, vì Amway là một trong những hình tượng tự hào về kinh doanh thành công của doanh nhân Hoa Kỳ trên quy mô toàn cầu.

Về phía cơ quan quản lý, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, dù bán hàng đa cấp là lĩnh vực mới và nhiều nhạy cảm tại Việt Nam, nhưng Amway Việt Nam đã chọn hướng tiếp cận khác đó là đầu tư sản xuất trực tiếp kết hợp kinh doanh một cách có trách nhiệm tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam là môi trường hấp dẫn, được nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng đánh giá cao. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài làm ăn chính đáng, hợp pháp tại Việt Nam.

Amway phát triển bền vững cùng Việt Nam

Ông Low Hankee, Chủ tịch Amway khu vực Đông Nam Á cho biết, Đông Nam Á là một khu vực trọng điểm đầu tư và phát triển của Tập đoàn Amway. Chỉ riêng trong năm 2013, tổng doanh thu của Amway tại thị trường ASEAN đã đạt 1,1 tỷ USD. Theo ông Hankee, khi Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) đi vào thực tế (năm 2015), đồng nghĩa với việc dự án mới của Amway Việt Nam đón đầu thị trường phi thuế quan của các nước trong khu vực và hưởng được nhiều ưu đãi từ thuế đến các chính sách quản lý.

Ngoài ra, theo ông Low Hankee, nhà máy mới của Amway tại Việt Nam cũng nâng ưu thế của Amway Việt Nam khi đối trọng với các nhà máy khác của Tập đoàn Amway được đặt tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ khi so sánh về khoảng cách địa lý. Với lợi thế về địa lý, Amway Việt Nam và các công ty trong khu vực có thể tăng cường năng lực cung ứng sản phẩm, rút ngắn thời gian vận chuyển.

Rõ ràng, Amway Việt Nam sẽ trở thành “cứ điểm” sản xuất và cung ứng hàng cho hoạt động Amway toàn khu vực Đông Nam Á.

Giải thích thêm về tốc độ tăng trưởng của Amway Việt Nam, ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam cho biết, năm 2013 là năm tăng trưởng ấn tượng của Amway Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu năm 2013 của Amway đạt đến 90 triệu USD, chiếm hơn 30% thị phần ngành bán hàng đa cấp tại Việt Nam, với mạng lưới 300.000 nhà phân phối.

Chia sẻ về định hướng của Amway Việt Nam trong năm 2014, ông How Kam Chiong cho biết, Amway sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư và sớm đưa nhà máy vào họat động đầu năm 2015. Đây sẽ là một trong những bước đi quan trọng giúp Amway hiện thực hóa mục tiêu đưa Amway Việt Nam lọt vào Top 10 thị trường lớn nhất của Amway trên toàn thế giới (Amway Việt Nam hiện xếp thứ 11). Ngoài ra, Amway Việt Nam sẽ mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đối tác và hệ thống phân phối. Amway cũng sẽ mở rộng hệ thống đào tạo (đặc biệt là hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning) cho các nhà phân phối tại Việt Nam. 

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, nhất là khi phần lớn các công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam đều không đầu tư nhà máy sản xuất, thì Amway Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất có không chỉ một, mà là hai nhà máy. Điều này chứng minh cam kết đầu tư lâu dài của Amway vào thị trường này.

Tin bài liên quan