Ông Colin Blackwell, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF)
Cuối năm ngoái, một cuộc khảo sát toàn cầu xếp hạng mức độ chuẩn bị sẵn sàng đối phó với đại dịch của các quốc gia đã được công bố. Các biện pháp khảo sát dường như đủ hợp lý vào thời điểm đó như phòng ngừa, ứng phó, báo cáo, tài chính và cơ sở hạ tầng y tế. Mỹ và Anh tự tin xếp thứ nhất và thứ hai trong khi Việt Nam xếp ở vị trí thứ 50 xa xôi. Một năm trôi qua và điều ngược lại đã xảy ra. Vậy cuộc khảo sát đã bỏ sót điều gì? Đó chính là văn hóa.
Về lý thuyết, các quốc gia phát triển hơn đã có tất cả các nguồn lực, công nghệ và kế hoạch cần thiết trước đại dịch. Vấn đề là văn hóa đã khiến họ phân tâm trong việc triển khai những nguồn lực đó đủ hiệu quả. So sánh với Việt Nam, dù có ít nguồn lực hơn nhưng đã hoạt động tốt hơn. Việt Nam có thể làm được điều này chính nhờ cách tiếp cận văn hóa hiệu quả trong hoàn cảnh đặc biệt.
Điều này phù hợp khi chủ nghĩa thực dụng phương Đông hiệu quả hơn chủ nghĩa thực dụng phương Tây. Văn hóa phương Tây có khuynh hướng coi đây là trung tâm của mọi vật. Trong khi đó, văn hóa phương Đông đặt hệ tư tưởng vào một thế cân bằng, nhưng đặt kết quả thực tế lên hàng đầu. Hệ quả là trung tâm kinh tế của thế giới đã quay trở lại châu Á.
Đại dịch ngày càng trầm trọng hơn và thúc đẩy nhiều xu hướng. Virus không tuân theo bất kỳ hệ tư tưởng nào: nó cứ tiếp tục phát triển. Do đó, con người phải tiếp tục sống chung với lũ. Xu hướng này phần nào ủng hộ xã hội thực dụng hơn xã hội ý thức hệ. Thực tế đã chứng minh điều này là đúng khi nền kinh tế toàn cầu đang xoay trục sang phía Đông với những lý do cơ bản giống nhau.
Chính phủ Việt Nam nắm rõ trách nhiệm của mình trong cuộc khủng hoảng như truy vết thật nhanh, cách ly triệt để, đóng cửa biên giới và nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Chính phủ thực hiện vai trò và trách nhiệm vì lợi ích xã hội. Chính phủ đã đưa ra các giả định về mức độ tự chịu trách nhiệm của mọi người và hành động ở những nơi có nguy cơ cao. Cách tiếp cận này đã có hiệu quả.
Ngược lại, các nước phương Tây vấp phải những rào cản về ý thức hệ, vốn được đặt lên trước một phản ứng thực dụng. Ví dụ các nước phương Tây không có khả năng đóng cửa biên giới vì vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, không có khả năng thu thập thông tin hoặc thực thi các quy tắc vì sợ vi phạm các quyền tự do. Kết quả đáng tiếc của hệ tư tưởng phi thực tế này là người dân có ít tự do hơn trong thực tế - ví dụ như đi du lịch, gặp gỡ hoặc làm việc.
Việc phương Tây không thể đối đầu với cuộc khủng hoảng y tế ban đầu đã gây ra một hiệu ứng domino dẫn tới các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị và sức khỏe tinh thần. Phương Tây có thể tránh tất cả những điều này nếu áp dụng cách làm phương Đông.
Thật là đáng buồn khi theo dõi từ xa các cuộc tranh luận trên các phương tiện truyền thông phương Tây về lệnh phong tỏa có hiệu quả hay không. Tại Việt Nam, chúng tôi biết câu trả lời vì lệnh phong tỏa đã có tác dụng, ở phương Tây thì không. Nói thì có vẻ quá đơn giản, nhưng nó liên quan đến năng lực thực tế được thúc đẩy bởi nền văn hóa.
Vấn đề văn hóa phức tạp hơn việc so sánh giữa trục ý thức hệ và chủ nghĩa thực dụng. Với những biện pháp phức tạp hơn, câu chuyện còn may mắn hơn cho Việt Nam. Trước đây, tôi đã đề ra cách giải thích của mình về văn hóa Việt Nam (xem bảng). Tóm lại, lý thuyết của tôi là Việt Nam hội tụ ba đặc điểm tốt nhất; nền tảng văn hóa Đông Á kết hợp với tâm lý Đông Nam Á và khả năng thích ứng độc đáo.
Tôi đã khuyến khích mọi người tranh luận với tôi về quan điểm này. Nhìn chung mọi người đều đồng ý nó có lý. Hãy cùng xem văn hóa đã được ứng dụng như thế nào trong đại dịch.
Văn hóa Việt Nam Phản ứng với COVID
Văn hóa Việt Nam |
Phản ứng với COVID |
Khả năng thích nghi độc đáo Có thể phản ứng một cách kiên cường, lanh lợi, sáng tạo và hài hước trước sự thay đổi nhanh chóng |
Sáng tạo, chủ động sử dụng nguồn lực hạn chế |
Tâm lý Đông Nam Á Thân thiện, bình tĩnh, tinh thần đồng đội, quan tâm, cân bằng, hài hòa và tích cực |
Chân thật, quan tâm đến trách nhiệm xã hội |
Nền tảng văn hóa Đông Á Thông minh, chăm chỉ, có trật tự, kỷ luật, quyết tâm, tập trung, nền tảng gia đình và cộng đồng vững chắc |
Có tính cộng đồng, nhanh chóng, phối hợp và hiệu quả |
Với nền tảng văn hóa Đông Á, chính phủ nắm rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình nên phản ứng rất nhanh khi dịch bùng phát từ tháng Giêng. Văn hóa cộng đồng có nghĩa là tất cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều liên kết với nhau về chung một mối. Kỷ luật nhất quán có nghĩa là virus không thể tìm thấy khe hở nào trong xã hội Việt Nam để len lỏi qua.
Tâm lý Đông Nam Á củng cố mức độ trách nhiệm xã hội cần thiết để đánh bại virus. Mọi người thực hiện giãn cách xã hội không chỉ vì được yêu cầu, mà vì họ thực sự quan tâm đến người khác. Mặc dù lệnh giãn cách là một thử thách, nhưng tại Việt Nam, nó ít căng thẳng hơn nhiều, nhờ vào lòng tốt và sự hài hước tự nhiên mà mọi người dành cho nhau. Mọi người tập hợp lại với nhau một cách tích cực vì họ hạnh phúc khi làm điều đúng đắn.
Đại dịch đã làm đảo lộn nhiều khía cạnh của giới kinh doanh. Việc làm phải điều chỉnh hoặc bị mất. Ở nhiều nước, tình trạng mất việc đang diễn ra nghiêm trọng. Tại Việt Nam, thế mạnh về khả năng thích ứng độc đáo đã thể hiện rõ ràng trong sự thay đổi nhanh chóng của nhiều công ty. Một ví dụ điển hình là ngành may mặc Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về sản xuất khẩu trang và thiết bị bảo vệ cá nhân vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Sự kết hợp giữa sức mạnh văn hóa và chính phủ giúp Việt Nam trở thành nước dẫn đầu thế giới về ứng phó với đại dịch. Nhiều người nước ngoài sống ở đây ban đầu tỏ ra e ngại, nhưng nhanh chóng thấy cách tiếp cận của Việt Nam có hiệu quả. Mặc dù đó không phải là những gì họ sẽ làm về mặt văn hóa, nhưng những người nước ngoài đã nhiệt tình hưởng ứng cách tiếp cận này và tỏ lòng biết ơn đối với đất nước sở tại của họ. Họ đã tận mắt chứng kiến lợi ích thiết thực của cách tiếp cận nhanh chóng và vì sao nó lại có tác dụng.
Người Việt Nam xứng đáng được ghi nhận vì tất cả những gì họ đã làm. Điều đó nói lên rằng, cá nhân người dân phương Tây không đáng phải chịu đựng những đau khổ mà họ đã phải trải quả. Là một người châu Âu sống tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến nhiều gia đình và bạn bè ở nước ngoài đã bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đổ bệnh, mất việc làm và lo lắng về tương lai. Chúng ta không muốn điều đó xảy ra với người khác và sự tức giận của họ đối với tình trạng khó khăn của bản thân là điều dễ hiểu.
Ánh sáng cuối đường hầm chỉ có thể là thời gian, phương Tây ít nhất có thể tạo cơ hội cho những khái niệm về chủ nghĩa thực dụng văn hóa phương Đông. Hoặc có thể chỉ để xem xét lựa chọn rằng các nền văn hóa khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau và sự thay đổi tích cực luôn có thể được thực hiện.
Ví dụ các quốc đảo của vùng Caribê về mặt địa lý nằm ở phương Tây nhưng suy nghĩ của họ lại khá phương Đông. Anh trai tôi sống ở Barbados và làm việc cho đội đặc nhiệm Covid-19, vì vậy tôi đã nghiên cứu về cách phản ứng của quốc gia này. Ngay từ những ngày đầu bùng dịch họ đã lấy những thành công tại châu Á (đặc biệt là Việt Nam) làm chuẩn mực và thực hiện những chiến lược tương tự.
Kết quả khá rõ ràng là họ đã ngăn chặn thành công sự lan truyền trong cộng đồng bằng cách quan sát những gì hiệu quả, sau đó tiếp tục áp dụng như cách Việt Nam đã làm.