Vì sao Trung Quốc “sốt sắng” trước vấn đề Hy Lạp?

Vì sao Trung Quốc “sốt sắng” trước vấn đề Hy Lạp?

(ĐTCK) Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, trong chuyến thăm tới Brussels (Bỉ) tuần này, đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với một Liên minh châu Âu (EU) ổn định và kỳ vọng đồng euro sẽ mạnh lên trong cơn khủng hoảng có liên quan tới Hy Lạp.

Dưới đây là lý do khiến Trung Quốc trở nên “sốt sắng” trước bối cảnh hiện tại ở châu Âu, khi mà mối lo ngại Hy Lạp vỡ nợ và rút ra khỏi EU rõ nét hơn bao giờ hết.

Vì sao Trung Quốc “sốt sắng” trước vấn đề Hy Lạp? ảnh 1

Đầu tư hàng năm của các công ty Trung Quốc vào các quốc gia thành viên của EU đã tăng từ khoảng 0 vào giữa những năm 2000 lên mức 14 tỷ euro năm 2014, theo báo cáo mới nhất của Rhodium Group và Uỷ ban Nghiên cứu và phân tích Mercator về Trung Quốc (MERICS).

Mức độ tăng trưởng này sẽ chưa dừng lại, bởi Trung Quốc có quỹ dự trữ ngoại tệ lên tới 4.000 tỷ USD và 12.000 tỷ USD tiền tiết kiệm của các nhà đầu tư nội địa.

Trong giai đoạn từ 2000 tới 2014, có hơn 1.000 dự án đầu tư cũng như mua bán sáp nhập của các công ty tại Trung Quốc và châu Âu được thực hiện, trị giá hơn 46 tỷ euro. Phần lớn các dự án tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, bất động sản, năng lượng và máy móc tự động hóa.

Vì sao Trung Quốc “sốt sắng” trước vấn đề Hy Lạp? ảnh 2 FDI từ Trung Quốc trải khắp các nước châu Âu (Tổng giá trị đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2014, đơn vị: triệu euro)

Từ Cộng hòa Síp cho tới Thụy Điển và ở hầu hết các quốc gia châu Âu, các công ty Trung Quốc đang mua vào các tài sản tại khu vực này với mức độ chưa từng có.

Châu Âu ngày càng trở nên gần gũi với các tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc khi họ tiến hành mua bán, đầu tư tiền bạc vào các quốc gia phát triển này nhằm thu về lợi nhuận.

Vì sao Trung Quốc “sốt sắng” trước vấn đề Hy Lạp? ảnh 3

 Đức là địa điểm yêu thích đối với các nhà đầu tư Trung Quốc (tổng giá trị đầu tư trong giai đoạn 2000 - 2014, đơn vị euro, phân bổ theo từng bang của Đức) 

“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của nguồn vốn từ Trung Quốc”, tác giả của báo cáo trên cho biết.

Với làn sóng tiền mặt đổ vào châu Âu từ Trung Quốc khiến giới chức châu Âu phải cân bằng giữa việc họ cần có nguồn tiền đầu tư này trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, nhưng vẫn phải giữ vững được mức độ minh bạch của thị trường cũng như những ảnh hưởng chính trị đến từ Trung Quốc.

Tin bài liên quan