Theo đánh giá của VFM, năm 2011 TTCK Việt
Tuy nhiên, đại diện của CTCK Sài Gòn (SSI) nhận xét, định hướng hoạt động của VF4 quá "cầu toàn" và phụ thuộc hoàn toàn vào xu hướng thị trường. Đại diện SSI dẫn chứng, năm 2010 giá trị tài sản ròng của VF4 đã giảm tới 15% - mạnh hơn chỉ số chung. Sang năm 2011, trong vòng 3 tháng, NAV của Quỹ tiếp tục giảm tiếp 14%. Điều này cho thấy việc quản lý tài sản của Công ty quản lý quỹ chưa thực sự hiệu quả. Trước đại hội, đại diện của SSI đã yêu cầu VFM đưa ra cam kết về hiệu quả hoạt động năm nay và đề nghị các cổ đông khác thảo luận nghiêm túc về giải pháp có thể thay công ty quản lý quỹ. Bên cạnh ý kiến của SSI, một số cổ đông khác cũng kiến nghị việc VFM nên giảm phí coi như một phần chia sẻ với khó khăn của các cổ đông khi thị trường sụt giảm (hiện tại đang là 2% tính trên giá trị tài sản ròng). Ngoài ra, một số cổ đông cá nhân chất vấn về tính chất minh bạch trong hoạt động Quỹ, đề xuất Quỹ có thể thanh lý trước thời hạn nếu hoạt động không hiệu quả…
Tại đại hội, VFM đề xuất sửa đổi điều lệ: "Quỹ đầu tư VF4 có thể được chuyển đổi thành loại hình quỹ khác theo quyết định của đại hội NĐT và sự chấp thuận của UBCK". Theo VFM, việc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần VF4 thành quỹ mở sẽ hóa giải được nhiều điểm yếu trong hoạt động của Quỹ hiện nay. Tuy nhiên, các cổ đông đánh giá, việc VFM lựa chọn giải pháp này có vẻ như đang “cá cược" với cơ quan ban hành chính sách khi các giải pháp phát triển thị trường luôn tiến hành chậm chạp.
Trả lời chất vấn của nhiều cổ đông, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc VFM khẳng định về tính chất minh bạch của Quỹ. Ông Tân nhấn mạnh, do VF4 đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng nên luôn có thể bật lại mạnh hơn khi thị trường phục hồi dù có thể thoái lui tại một số thời điểm. Ông Tân cũng nêu quan điểm, do Quỹ hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là thị trường tài chính nên khó có thể cam kết về hiệu quả hoạt động cụ thể với các cổ đông. Dù phiên chất vấn kéo dài, nhưng cuối cùng đại hội nhà đầu tư của VF4 cũng thông qua được các tờ trình quan trọng.