Theo đó, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2020 của doanh nghiệp.
Trong đó, đầu tiên là Tổng công ty chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với khoản phải thu ngắn hạn khác về các khoản hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên; bao gồm giá trị vốn và lãi phát sinh tương ứng là 91,5 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.
Với các bằng chứng kiểm toán đã thu được không đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp; theo đó, kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi hay điều chỉnh các khoản mục có liên quan trên báo cáo tài chính hợp nhất hay không.
Thứ hai là tại thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020, dự phòng giảm giá tồn kho của Tổng công ty bao gồm 720,4 triệu đồng trích lập giảm giá cho giá trị hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển là 112,8 tỷ đồng. Với bằng chứng kiểm toán đã thu thập được không đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp. Do đó, kiểm toán không thể xác định được liệu có cần thiết điều chỉnh dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản có liên quan trên báo cáo hợp nhất hay không.
Thứ ba, doanh nghiệp ghi nhận tăng nguyên giá, trích khấu hao tài sản cố định dưới dạng hệ thống, dây chuyền. Đồng thời, kiểm kê không đối chiếu được số liệu chi tiết của sổ kế toán với số liệu thực tế kiểm kê. Do quá trình chuyển giao tài sản của nhà máy ô tô VEAM Thanh Hoá không xác định chi tiết nguyên giá tài sản tương ứng. Tổng giá trị tài sản cố định nhận bàn giao vào năm 2010 là 653 tỷ đồng, giá trị còn lại tại ngày 31/12/2020 khoảng 232 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để đánh giá và phân loại tài sản chi tiết.
Báo cáo kiểm toán của công ty con là CTCP Vật tư Thiết bị Toàn bộ (Maxtexim) có ý kiến ngoại trừ, do kiểm toán bị giới hạn vấn đề về nhà máy sắt xốp đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nhưng các chi phí vẫn đang được ghi nhận tại Chi phí trả trước dài hạn gần 243 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VEA chưa đánh giá được ảnh hưởng của vấn đề này khi hợp nhất báo cáo tài chính. Tương tự với Công ty TNHH MTV Trần Hưng Đạo số tiền gần 33 tỷ đồng công nợ phải thu khách hàng, chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán 43 tỷ đồng...
Cuối cùng là kiểm toán nhấn mạnh nhiều vấn đề như dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tồn đọng đang được cơ quan có thẩm quyền đang làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan đến việc phê duyệt dự án; giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang có thể thay đổi phụ thuộc vào phán quyết của cơ quan có thẩm quyền trong tương lai...
Được biết, trong năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3.667 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 5.594 tỷ đồng, lần lượt gảm 18,3% và 23,6% so với thực hiện trong năm 2019.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/4, cổ phiếu VEA giảm 700 đồng về 44.100 đồng/cổ phiếu.