Ảnh minh hoạ: Dũng Minh.

Ảnh minh hoạ: Dũng Minh.

VASEP cảnh báo doanh nghiệp về việc thiếu container rỗng, tàu chở hàng

0:00 / 0:00
0:00
VASEP khuyến cáo các hội viên cần lên kế hoạch và kịch bản ứng phó việc thiếu container rỗng, hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Trong Báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương dự báo, tình trạng thiếu tàu biển, container rỗng có thể kéo dài đến tháng 03/2021. Thậm chí, khi đó, nếu đại dịch chưa được kiểm soát, tình trạng này có thể kéo dài hơn.

Do đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) khuyến cáo các hội viên cần lên kế hoạch và kịch bản ứng phó, hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Tình trạng này kéo dài có thể tác động tiêu cực đến nỗ lực tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thuỷ sản trong thời gian tới.

VASEP cũng đang tiến hành khảo sát từ các doanh nghiệp hội viên để đánh giá, báo cáo lên Thủ tướng cùng các Bộ, ngành liên quan.

Trước đó, VASEP từng dự báo lạc quan và hy vọng vào tăng trưởng xuất khẩu của ngành trong quý cuối năm 2020, đẩy tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm lên mức 8,6 tỷ USD.

Nhưng, việc thiếu container rổng để đóng hàng, không có tàu chuyên chở,…đã và đang ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành.

Nhiều khả năng, kim ngạch không đạt như đề ra vì trong tháng 11 và tháng 12/2020, nhiều đơn hàng bị hoãn thời gian giao.

Không chỉ thuỷ sản, cuối năm cũng là thời điểm “vàng” cho thúc đẩy bán hàng với doanh nghiệp trong nhiều ngành hàng. Đơn cử là lĩnh vực nông nghiệp.

Đã có không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh tình trạng chưa thể chốt thời điểm tập kết hàng và phải chờ đợi hãng tàu thông báo trong khi hàng hoá đã chuẩn bị sẵn sàng.

Điều này khiến thời gian giao hàng bị chậm lại bình quân từ 7-20 ngày so với kế hoạch.

Còn với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài khoản cước phí đang phải trả cao gấp đôi so với những tháng bình thường, họ còn phải trả các khoản phí trong mùa cao điểm cho hãng tàu (có hãng thu 1.000 USD/container),…

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, lệnh giới nghiêm được áp dụng tại nhiều quốc gia. Họ cũng thay đổi phương thức giao nhận hàng trong các cảng, kéo theo ảnh hưởng về thời gian xếp dỡ hàng hoá, thủ tục thông quan, khử trùng,...

Khoảng 60% hàng hóa toàn cầu di chuyển bằng container. Theo Hiệp hội Công nghiệp Container Trung Quốc (CCIA), thời gian quay vòng trung bình đã tăng lên 100 ngày so với 60 ngày trước đây do việc cắt giảm công suất xếp dỡ ở châu Âu và Mỹ.

Tin bài liên quan