Nghiêng về hướng giảm
Giá vàng giao tháng 4 kết thúc phiên cuối tuần trước ở thế tăng, với 1.336 USD/ounce trên sàn Comex, Mỹ, nhưng vẫn giảm 3,1% so với cuối tuần trước đó.
Theo khảo sát của Kitco News trên 33 thành viên thị trường vàng, có 18 người trả lời, trong đó, 6 người đoán giá tăng trong tuần tới, 8 người đoán giá giảm và 4 người đoán giá đi ngang
Các thị trường khác cũng giảm sau đó, nhưng một số đã tăng trở lại, đặc biệt là cổ phiếu. Chỉ số S&P 500 vẫn chưa quay lại được mức cao đầu tháng. Vàng đang nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từng ngưỡng 1.320,8 USD/ounce.
Daniel Pavilonis, môi giới cao cấp hàng hóa của RJO Futures nói rằng, ông đoán vàng sẽ giảm thêm trong tuần tới trước khi hồi phục đầy đủ.
“Những gì chúng ta thấy trong quá khứ sau khi Fed cắt giảm gói QE là thị trường sẽ bị bán tháo, rồi lại ổn định. Tôi sẽ xem xem liệu điều đó có lại xảy ra”, Pavilonis nói.
Phương Tây chưa buông tha Nga
Các nhà giao dịch cũng cho biết, diễn biến ở Nga vẫn chưa hoàn toàn bình lặng và họ sẽ theo dõi sát sao tình hình tại hai quốc gia bên bờ biển Đen,
“Thị trường vẫn quan tâm đến diễn biến ở Nga”, Bernard Sin, Trưởng bộ phận giao dịch tiền tệ và kim loại của MKS (Switzerland) SA ở Geneva nói. “Vẫn còn rất nhiều bất ổn tiềm tàng ở phía trước và vàng vẫn sẽ là vật lưu giữ giá trị”.
Với việc Nga đang trong quá trình kết nạp Crimea vào lãnh thổ và đem quân đến gần biên giới phía Đông của Ukraine, Mỹ và EU đang phối hợp hành động để buộc Putin lùi bước. Các lãnh đạo EU đã bổ sung thêm 12 cái tên vào danh sách những người Nga và Ukraine sẽ bị trừng phạt bằng cách phong tỏa tài sản và các lệnh cấm di chuyển. Hành động của EU được thực hiện 1 ngày sau khi Mỹ làm điều tương tự với 20 quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Vàng SJC giảm 360.000 lượng trong tuần qua
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC cũng tăng rồi giảm mạnh theo giá vàng thế giới trong tuần qua. Mức cao nhất mà vàng thương hiệu quốc gia đạt được là 36,42 - 36,48 triệu đồng/lượng hôm đầu tuần, đầu giờ giao dịch. Giá sau đó có hai nhịp giảm mạnh xuống mức thấp nhất tuần là 35,87 - 35,94 triệu đồng/lượng. Từ đây, giá tăng nhẹ trở lại và đến cuối ngày 21/3 là 35,98 - 36,04 triệu đồng/lượng, giảm 360.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước đó.
USD ngân hàng không đổi 2 tuần liên tiếp
Thị trường USD tuần qua hầu như không có chuyển biến gì trong 4 ngày đầu trước khi giảm khá mạnh trên thị trường tự do. Cụ thể, giá USD tự do sau khi giảm 10 đồng trong ngày đầu tuần so với cuối tuần trước đó xuống còn 21.100 - 21.120 đồng/USD thì giữ mức này liền 4 ngày. Đến ngày 21/3, giá USD tự do giảm 20 đồng còn 21.090 - 21.110 đồng/USD.
Tỷ giá hối đoái ngày 21/3/2014 và thay đổi so với ngày 14/3/2014 (Nguồn: Vietcombank)
Các ngoại tệ khác, với việc giảm mạnh về cuối tuần, đã có một tuần giảm giá đồng loạt. Trong đó, CAD giảm mạnh nhất với -1,32%; tiếp đến là CHF với -1,03%; EUR với -0,76%; SGD với -0,66%... Ở chiều tăng, chỉ có AUD với 0,58%.
Việc các ngoại tệ khác đồng loạt giảm so với VND như kể trên xuất phát từ việc đồng USD tăng giá so với các đồng tiền này trên thị trường quốc tế, sau tuyên bố của Fed. Cụ thể, cặp EUR/USD đã giảm mạnh từ mức 1,3920 xuống còn 1,3700 về cuối tuần qua. Cặp USD/JPY tăng từ 101,4 lên 102,4.