Tại thị trường trong nước, giá vàng không bị ảnh hưởng nhiều bởi đà giảm mạnh của vàng trên thị trường quốc tế.
Vàng SJC sáng nay niêm yết ở 35,10 – 35,20 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 30.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá vàng giảm thêm 10.000 đồng/lượng, mua vào – bán ra ở mức 35,09 – 35,19 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lúc 8h30 sáng nay mua vào – bán ra ở mức 31,63 – 32,08 triệu đồng/lượng, giữ nguyên so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá tăng nhẹ 30.000 đồng/lượng mỗi chiều, mua vào – bán ra ở mức 31,66 – 32,11 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 21.565 - 21.625 VND/USD, giảm 10 đồng mỗi chiều so với ngày hôm qua. Tại thị trường tự do, giá USD hiện mua vào – bán ra ở 21.630 – 21.650 VND/USD, giảm 10 đồng chiều 10 vào và 5 đồng chiều bán ra so với ngày hôm qua.
Trong phiên Á hôm nay, giá vàng thoát khỏi đà giảm mạnh của phiên Mỹ trước đó, chốt phiên ở mức tương đương giá đóng cửa ngày hôm qua.
Giá vàng mở cửa ở 1.197,80 USD/ounce, lúc đầu phiên, vàng không có nhiều biến động, chủ yếu đi ngang quanh mức 1.198 USD/ounce. Vể cuối phiên, vàng bất ngờ tăng mạnh lên mức đỉnh 1.205,10 USD/ounce, tăng 7,3 USD/ounce so với giá mở cửa, và chốt phiên tại 1.204,32 USD/ounce, tăng 6,52 USD/ounce so với giá mở cửa.
Trong phiên Mỹ tối qua (16/4), già vàng giảm mạnh lúc đầu phiên, bởi vậy, dù có hồi phục nhẹ về cuối phiên, vàng vẫn phải chấp nhận 1 phiên giảm giá.
Trên sàn New York, giá vàng mở cửa ở 1.206,90 USD/ounce, ngay sau khi mở phiên, giá vàng giảm mạnh xuống mức đáy 1.196,10 USD/ounce, giảm 10,8 USD/ounce so với lúc mở cửa. Sau khi chạm đáy, vàng hồi phục nhẹ trở lại và chốt phiên ở 1.197,80 USD/ounce, giảm 9,1 USD/ounce.
Giá vàng giao sau tháng 6 trên sàn Comex đã giảm 3,10 USD/ounce, chốt phiên tại 1.198,20 USD/ounce.
Giá dầu thô hiện đang giao dịch ở mức vững vàng sau khi đạt mức cao nhất trong 4 tháng. Việc giá dầu ổn định khiến đồng USD chịu áp lực bán ra lớn, giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay.
Các thông tin mới nhất cho thấy câu chuyện “muôn thuở” giữa Hy Lạp và bộ ba chủ nợ: Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) vẫn chưa đi đến hồi kết. Hy Lạp một lần nữa yêu cầu IMF cho phép trì hoãn thời hạn trả các khoản nợ và IMF một lần nữa lại từ chối. Tổ chức đánh giá tín dụng Standard & Poors đã hạ mức tín dụng của Hy Lạp xuống mức “rác”.