Theo đó, ngày 31/1, cổ đông lớn nhất Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (Vimico) đã bán xong toàn bộ gần 4,85 triệu cổ phiếu GLC, tương ứng tỷ lệ 46,14%, giảm sở hữu tại GLC xuống còn 0 cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn của Vàng Lào Cai.
Bên cạnh đó, Khoáng sản 3 – Vimico cũng đã thực hiện xong việc thoái toàn bộ 2,28 triệu cổ phiếu GLC, tỷ lệ 21,71% và rút tên khỏi danh sách cổ đông lớn của Vàng Lào Cai.
Ngày 29/1, cổ đông lớn - CTCP Khoáng sản Đông Dương cũng đã bán xong toàn bộ 665.000 cổ phiếu GLC, tỷ lệ 6,22%.
Trong khi các tổ chức thoái vốn khỏi GLC thì một số cá nhân đã mua vào lượng lớn cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn của Công ty.
Cụ thể, ông Cao Trường Sơn đã mua gần 2,45 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại GLC từ 0% lên 23,29%; ông Chu Quang Tú cũng đã mua thành công 2,4 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại GLC từ 0% lên 22,86%; ông Phạm Anh Tuấn mua 965.000 cổ phiếu, nâng sở hữu tại GLC từ 450.000 cổ phiếu, tỷ lệ 4,29% lên 1,42 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 13,48%.
Cổ phiếu GLC chính thức gia nhập thị trường chứng khoán vào tháng 1/2019. Hiện Công ty có vốn điều lệ 105 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác, tuyển khoáng, sản xuất tinh quặng vàng tại mỏ vàng Minh Lương - Văn Bàn - Lào Cai.
Trên sàn chứng khoán, đóng cửa phiên 12/2, GLC đứng giá tham chiếu 11.700 đồng/CP khi không chuyển nhượng thành công cổ phiếu nào. Tính từ khi chào sàn, cổ phiếu GLC đã tăng 17% từ mức giá tham chiếu trong ngày chào sàn 9/1 là 10.000 đồng/CP lên 11.700 đồng/CP.