Ảnh: Lê Toàn

Ảnh: Lê Toàn

VAMC, góc nhìn khác về mô hình hoạt động

(ĐTCK) Tại Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) cần phải có thêm những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ và giải quyết thành công các khoản nợ xấu.


Tại Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) cần phải có thêm những biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ và giải quyết thành công các khoản nợ xấu.

Các công ty quản lý tài sản tập trung

Công ty quản lý tài sản tập trung (AMCs) là mô hình đã được một số quốc gia sử dụng để giải quyết các khoản nợ xấu (NPL) trong quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng. Thành công của các AMC phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể chế và bộ máy tổ chức, môi trường luật pháp, trình tự độc lập về hoạt động, các khuyến khích theo cấu trúc phù hợp và định hướng thương mại.

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, việc quản lý và giải quyết các khoản nợ xấu là một khía cạnh rất quan trọng của tái cấu trúc ngành ngân hàng. Để thúc đẩy quá trình này, một vài quốc gia sử dụng các công ty quản lý tài sản công tập trung (AMC).

AMC giữ vai trò quan trọng trong chiến lược giải quyết NPL tại châu Á (bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc) và các khu vực khác. Hoạt động của AMC có sự khác biệt tại những quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào mục đích, cấu trúc, cơ chế mua nợ xấu, nguồn vốn, sự chuyển nhượng và quản lý tài sản của mỗi nước. (Bảng 1)

VAMC, góc nhìn khác về mô hình hoạt động ảnh 1

Các công ty AMC công tập trung có một số lợi thế, nhưng nó cũng có những bất lợi. AMC hoạt động như là một phương tiện giúp đưa các khoản nợ xấu ra khỏi các ngân hàng đang có vấn đề yếu kém, cho phép chính phủ đính kèm các điều kiện để mua nợ xấu trong thời gian tái cấu trúc ngân hàng. Tập trung nguồn nhân lực khan hiếm và sở hữu các tài sản thế chấp (nhờ đó, cung cấp thêm đòn bẩy về tài chính đối với người vay nợ và quản lý hiệu quả hơn), có áp lực mạnh hơn tới quá trình tái cấu trúc hoạt động của các ngân hàng có vấn đề, được quyền pháp lý đặc biệt để xúc tiến thu hồi nợ và tái cấu trúc ngân hàng.

Tuy nhiên, ở một mặt khác, sự quản lý của các AMC thường yếu hơn so với các thể chế tư nhân, giảm hiệu quả và hiệu lực hoạt động đối với các tổ chức đó, chúng có thể có các khuyến khích quá mức bởi nếu điều hành trôi chảy, các nhân viên sẽ tự  đánh mất việc làm và các công ty như thế này thường phải chịu áp lực chính trị.

VAMC, góc nhìn khác về mô hình hoạt động ảnh 2

Ông Anjay Kalra,  Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam 

Ngoài ra, giá trị của các tài sản thu về thường bị mai một nhanh hơn khi không thuộc diện của tái cấu trúc ngân hàng. NPL và các tài sản thế chấp thường bị “đỗ” dài hạn tại một AMC và không có tính thanh khoản. Nếu không được quản lý sâu sát thì sự tồn tại của một AMC công có thể dẫn tới sự sa sút nói chung các kỷ luật tín dụng trong hệ thống tài chính; và nếu phải có các giao dịch làm ăn với các ngân hàng tư nhân, thì rất khó xác định giá chuyển giao.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố thông thường đóng góp vào thành công của các AMC. Những yếu tố này bao gồm môi trường quy định điều tiết và pháp lý hỗ trợ, sự độc lập về hoạt động và cấu trúc các khuyến khích phù hợp cũng như định hướng thương mại. Đặc biệt, đối với sự thành công của AMC, mục tiêu tối cao của chính phủ nên là tối đa giá trị của các tài sản xấu  trong hệ thống, tối thiểu các chi phí tài chính và ngăn ngừa sa sút kỷ luật tín dụng của bên đi vay.

Bà Hà Thị Kim Nga,  Kinh tế gia cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam 

Công ty Quản lý Tài Sản các TCTD Việt nam (VAMC)

Việt Nam đã bắt tay vào chương trình tái cấu trúc ngân hàng do Chính phủ phê chuẩn vào tháng 3/2012. Một cấu phần then chốt của việc tái cấu trúc này chính là xử lý NPL trong hệ thống ngân hàng. Nhằm đẩy nhanh quá trình này, Chính phủ đã thành lập VAMC vào giữa tháng 7/2013. Khuôn khổ pháp lý cho VAMC được thiết lập trong Nghị định 53/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC và Quyết định số 483/2013 phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Vào đầu tháng 9/2013, NHNN đã hoàn tất khuôn khổ pháp lý cho VAMC thông qua Thông tư số 19 về hướng dẫn cho  mua và bán nợ xấu của ngân hàng và Thông tư số 20 về cơ chế tái cấp vốn đối với trái phiếu VAMC để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. VAMC bắt đầu hoạt động từ 1/10/2013.

Về nguyên tắc, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 3% buộc phải bán nợ xấu cho VAMC để nhận trái phiếu đặc biệt. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm và lãi suất 0%/năm. Các trái chủ được yêu cầu phải trả dần các phần như nhau hàng năm trái phiếu trong vòng 5 năm. VAMC nhận nợ xấu theo giá trị sổ sách, nhưng cũng có thể mua nợ xấu theo giá thị trường.

Trong giai đoạn 5 năm này, những nỗ lực có thể được thực hiện nhằm thu hồi nợ. Sau đó, VAMC được phép bán nợ xấu bằng cách bán đấu giá hoặc chào hàng cạnh tranh. Vào cuối giai đoạn 5 năm, phần “còn lại” của khoản vay được trả lại cho trái chủ.

Hoạt động

Đối với năm 2015, NHNN đã chấp thuận cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt là 80.000 tỷ đồng (để mua nợ xấu giá trị 100.000 tỷ đồng). Đến nay, 39 tổ chức tín dụng đã hoán đổi nợ xấu lấy trái phiếu với VAMC.

Trong khi VAMC đã mua nợ xấu từ các ngân hàng, nhưng việc xử lý các khoản nợ xấu này vẫn còn chậm. Mặc dù còn sớm để nói đến hiệu quả hoạt động của VAMC, nhưng xem ra  việc xử lý và thu hồi giá trị từ nợ xấu còn khá khiêm tốn.

Đánh giá

Các ngân hàng bán NPL cho VAMC sẽ có được một số lợi ích như giảm nợ xấu  trên báo cáo tài chính, đồng thời, trái phiếu đặc biệt VAMC có thể được sử dụng để được hỗ trợ thanh khoản tại NHNN với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Cho dù có yêu cầu buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro hàng năm thì những phần trích lập này rất có thể sẽ ít hơn so với số lượng cần phải trích lập theo sự áp dụng nghiêm ngặt các quy định an toàn của NHNN với chất lượng khoản vay hiện tại.

Có một số vấn đề trong việc thành lập và hoạt động của VAMC có thể cần  được giải quyết nhằm đạt được mục tiêu  xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Những ngân hàng được phép trích dự phòng đối với số nợ xấu đã chuyển sang VAMC trong giai đoạn 5 năm đã tạo ra ấn tượng dễ thấy là VAMC giữ vai trò như một công cụ nhằm hỗ trợ thanh khoản kéo dài cho các ngân hàng. Trong khi đó tại một vài AMCs khác, đã có áp lực phải hành động kịp thời để xử lý các tài sản mà các AMC đã mua lại.

Việc tiếp tục quản lý các khoản vay do VAMC mua được và việc quản lý các khoản vay này sau đó bởi bên bán nợ có thể tạo ra xung đột về lợi ích. Nếu sự quản lý các khoản vay này của các ngân hàng vẫn không có thay đổi thì có thể sẽ không cải thiện các cơ hội trong việc thu hồi nợ hoặc xử lý nợ. Đồng thời, theo mô hình hiện tại, khi trái phiếu đáo hạn, các khoản nợ sẽ được trả về cho các ngân hàng bán nợ ban đầu. Trong khi điều này hạn chế rủi ro tài chính cho VAMC thì nó cũng làm giảm mức độ khẩn trương để đạt tới cách giải quyết cuối cùng cho khoản nợ xấu.

Một vấn đề chủ chốt trong việc mua tài sản của một AMC là sự định giá thực tế, để đảm bảo rằng AMC không trở thành một công cụ cho các gói cứu trợ gián tiếp của cổ đông hiện hữu. Cho đến nay, VAMC chỉ hoán đổi nợ xấu lấy trái phiếu đặc biệt theo giá trị sổ sách, nhưng cũng có các kế hoạch để mua đứt theo “giá thị trường” bằng tiền mặt. Đối với điều này, VAMC sẽ cần thêm một lượng vốn.

Ngoài ra, còn có những vấn đề khác cần được giải quyết. Để mua nợ xấu theo giá trị thị trường thì VAMC sẽ cần các thủ tục minh bạch, rõ ràng và các kinh nghiệm để định giá các khoản vay và tài sản thế chấp đi kèm.

Khi VAMC tăng danh mục đầu tư về nợ xấu sẽ cần đẩy nhanh việc bán tài sản đó. Giải pháp xử lý nợ xấu nhanh chóng và thành công đòi hỏi phải thực hiện một số biện pháp mới. VAMC cần phải được cho phép để xử lý nợ xấu với giá thấp hơn so với giá đã mua và các khoản lỗ phải được thừa nhận.

Cho đến nay, VAMC không ghi nhận khoản lỗ đến từ việc quản lý và chuyển nhượng nợ xấu. Các nhân viên của VAMC có lẽ cũng cần phải được bảo vệ trong trường hợp họ hành động với thiện ý, nhưng có những tổn thất trong việc xử lý nợ xấu.

Do bản chất hơi thiếu tính thanh khoản của các tài sản thế chấp khoản vay ở hầu hết các trường hợp, chủ yếu là bất động sản, thị trường dành cho các tài sản xấu sẽ cần phải được phát triển hơn nữa. Để phát triển thị trường mua-bán nợ xấu, đòi hỏi phải có sự thay đổi của cả các luật, nghị định và thực thi định giá thị trường.

Thực tiễn đang tồn tại một số trở ngại pháp lý cản trở sự phát triển của thị trường tài sản xấu, bao gồm cả các thủ tục phá sản, hạn chế với các tổ chức phi ngân hàng mua nợ xấu từ VAMC, ngân hàng và hạn chế sự tham gia của nước ngoài trong thị trường này.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, có phạm vi đáng kể để tăng cường khuôn khổ hoạt động của VAMC và môi trường quy định pháp lý để đạt được việc xử lý nợ xấu nhanh hơn và thành công trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Tin bài liên quan