Kiến trúc sư Chris Bosse, Giám đốc điều hành Lava Asia Pacific.

Kiến trúc sư Chris Bosse, Giám đốc điều hành Lava Asia Pacific.

Vách kính phải là cửa sổ tâm hồn của những tòa cao ốc

(ĐTCK)  Kiến trúc sư Chris Bosse, Giám đốc điều hành Lava Asia Pacific (Australia) muốn đưa hình ảnh của phố cổ Hà Nội vào hệ vách kính tòa nhà.

Trao đổi tại Hội thảo quốc tế “Façade – The face of town” do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng và Công ty TID vừa tổ chức, Kiến trúc sư Chris Bosse cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy những tòa cao ốc giống hết nhau đang có xu hướng xuất hiện dày hơn ở các đô thị Việt Nam.

“Tôi ủng hộ xu hướng xây dựng vách kính cho các tòa nhà ở đô thị, nhưng không muốn nhìn thấy những thành phố giống y nhau, những tòa nhà giống y nhau.

Hệ bao che hiện giờ không chỉ là để bảo vệ tòa nhà mà nó là cửa sổ tâm hồn của những tòa cao ốc, nên thực sự cần được quan tâm đầu tư”, ông Chris Bosse chia sẻ.

Hiện tại, ông đang tư vấn cho một công trình được xây dựng ngay tại trung tâm của Hà Nội, dành nhiều thời gian ở Hà Nội. Điều ông đang muốn làm, đó là công trình này hội tụ các xu hướng kiến trúc hiện đại, công nghệ hiện đại nhưng không được lạc lõng trong lòng Hà Nội đầy dấu ấn văn hóa.

Đây là lý do Chris nói dành nhiều thời gian sống ở phố cổ Hà Nội, để cảm nhận sự đa dạng của kiến trúc và cuộc sống của Hà Nội.

“Cứ mỗi 5m theo chiều dài trên từng con phố, tôi lại nhìn thấy sự khác biệt.. Sự khác biệt cũng có thể nhìn thấy theo chiều ngang, khi tầng 1 dành cho buôn bán, các tầng trên dùng để ở.... Tôi không thể nhìn thấy hình ảnh này khi ở Berlin hay Sydney”, KTS Chris Bosse nói.

Vách kính phải là cửa sổ tâm hồn của những tòa cao ốc ảnh 1

 Hội thảo quốc tế "Façade – The face of town" thu hút 200 đại biểu, là các kiến trúc sư, các nhà phát triển bất động sản và lãnh đạo Bộ Xây dựng tham gia.

Bản thân Chris Bosse cũng đã thiết kế nhiều công trình ở các nước, nên ông cũng cảm nhận được sự khác biệt về nhu cầu của người ở. Sự khác biệt này không chỉ nằm ở thời tiết, thói quen... mà chính là văn hóa của vùng đất đó.

Theo Chris Bosse, nếu công trình ở Hà Nội, người ở trong đó hẳn muốn ô cửa sổ của mình không sao chép y chang tòa bên cạnh.

Họ cũng muốn có cảm giác ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Họ cũng muốn có cảm giác đang ở những căn nhà phố ở khu buôn bán sầm uất...

“Đây là những điều mà người thiết kế hệ vách dựng cho công trình ở Hà Nội cần phải đạt tới. Với tôi, hệ vách dựng chính là cửa sổ tâm hồm của một tòa nhà, nó cho mọi người biết về những con người ở bên trong đó”, Chris Bosse chia sẻ quan điểm.

Tất nhiên, để làm được điều này, kiến trúc sư cần tiếng nói đồng thuận của chủ đầu tư.

Công nghệ hiện đại, vật liệu mới cho phép kiến trúc sư có thể thực hiện nhiều ý tưởng, nhưng chi phí đầu tư là vấn đề mà các chủ đầu tư luôn cân nhắc. Nhưng đầu tư cho cửa sổ tâm hồn của tòa nhà thì rất đáng”, ông Chris Bosse nói.

Ngoài ra, việc phát triển các ý tưởng về vách kính tòa nhà tại Việt nam cũng đang vấp phải khó khăn do chưa có hệ thống tiêu chuẩn chuyên về kết cấu bao che tòa nhà.

Thực trạng này khiến các doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới phải mất nhiều thời gian và chi phí để chứng minh cho việc sự đạt chuẩn trong các lựa chọn của mình.

"Đây là lúc chúng ta cần các chủ đầu tư dám tiên phong", ông Chriss Bosse khuyến nghị.

Hội thảo quốc tế “Façade – The face of town" được tổ chức để tìm kiếm các giải pháp mới cho kết cấu bao che các tòa nhà ở Việt Nam đang trở nên lỗi thời.

Tin bài liên quan