UI/UX là gì?
UI/UX là khái niệm bạn sẽ gặp khá nhiều khi tìm hiểu về lĩnh vực thiết kế website, viết web chuyên nghiệp. Trong đó, UI là cụm từ đại diện cho thiết kế website “Giao diện người dùng” và UX có thể hiểu là “Trải nghiệm người dùng”. Hai khái niệm này luôn đi đôi và song hành cùng nhau, trở thành tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá các website bất kỳ, hay còn được gọi là tài sản thương hiệu.
Trong nhiều sản phẩm website đã thực hiện, phần lớn các khách hàng đều thẩm định xem trang web của mình có đạt tiêu chuẩn về UI/UX không, sau đó mới xem đến các chức năng cụ thể hay hiệu suất hoạt động. Một website chất lượng phải có UI tốt, UX tốt, ít bug, hạn chế crash.
Trong thời buổi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, các xu hướng tập trung vào trải nghiệm người dùng luôn được ưu tiên và đề cao, không chỉ trong ngành công nghiệp thiết kế web, mà gần như phổ biến ở mọi lĩnh vực kinh doanh khác, như các thiết bị công nghệ, đồ dùng trong gia đình, các thiết kế in ấn…
Bởi lẽ, khách hàng kết nối và tương tác với doanh nghiệp, sản phẩm là các yếu tố kỹ thuật số (màn hình, màu sắc, thông tin...) thông qua màn hình máy tính, smartphone hay tablet, chứ không phải là con người, nên nếu muốn thu hút được khách hàng, bán được nhiều hàng, khi thiết kế website, phải tập trung vào những tính năng mà phần lớn khách hàng cần dùng. Website phải được thiết kế đơn giản, rõ ràng, phù hợp với hầu hết khách hàng, hỗ trợ cho việc bố cục sản phẩm rõ ràng, đẹp mắt...
Ngoài ra, tất cả những gì liên quan đến cảm giác khi người dùng tương tác và sử dụng sản phẩm, là cách mà họ hiểu về sản phẩm sẽ hoạt động thế nào. Vì vậy, sự trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cần thiết trong việc xây dựng và định vị nhãn hiệu số. Nếu không có con người để hướng dẫn và thuyết phục người mua hàng, thì bán hàng kỹ thuật số, hay thương hiệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số phải bắt đầu bằng thông điệp và hình ảnh đơn giản, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với bản sắc thương hiệu.
Hiểu một cách đơn giản hơn, với thói quen tương tác với các ứng dụng tìm kiếm như hiện nay, với một sản phẩm đặt trên kệ, người dùng sẽ lựa chọn dựa trên thương hiệu, bao bì, hay giá cả? Câu trả lời là không! Người dùng sẽ truy cập smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định. Họ có thể truy tìm thông tin sản phẩm và tìm hiểu các đánh giá của cộng đồng mạng, hay tư vấn của bạn bè qua mạng xã hội... Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng danh tiếng của thương hiệu trong xã hội internet với mạng xã hội là thời thượng.
Công nghệ thiết kế UI, UX có gì khác nhau?
Tuy thường hay được đề cập song song nhau, nhưng trên thực tế, công nghệ thiết kế UI và công nghệ thiết kế UX lại có sự khác biệt. Khi tìm hiểu về hai khái niệm này, bạn cần tránh nhầm lẫn hai công nghệ thiết kế UI, UX là một và hiểu rõ từng chức năng, cũng như công dụng của mỗi công nghệ này.
Theo đó, UI trong lĩnh vực thiết kế được gọi là sự truyền tải thông điệp từ nhà thiết kế - nhà cung cấp dịch vụ (sản phẩm) tới người sử dụng. Trong thiết kế web, thiết kế UI là quá trình các nhà thiết kế tạo ra các giao diện web, các thành tố trên trang web dựa trên các thói quen, hành vi lướt web của đại đa số người dùng. Để cho ra đời bản thiết kế này, các nhà thiết kế cần trải qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp và thống kê các thông tin, số liệu sao cho sản phẩm cuối cùng chính xác và có thể làm đúng nhiệm vụ của nó - thu hút người dùng và mang lại cảm tình với họ.
Còn UX là cách mà người dùng cảm nhận về một sản phẩm cụ thể. Người làm về UX gọi là UX Designer. Nếu công nghệ thiết kế UI tập trung chú trọng vào phần nhìn, phần hiển thị bên ngoài, thì với UX, các lập trình viên sẽ tiến hành cấu hình các yếu tố về kỹ thuật bên trong website sao cho khi vận hành, khởi chạy website chính thức, người dùng có thể truy cập và sử dụng các chức năng (như thanh trượt, các nút button, lướt trang…) một cách “mượt” và tiện lợi nhất.
Công nghệ thiết kế UI, UX mặc dù khác biệt, nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Dù bạn có thể tạo một giao diện chuẩn UI, đẹp mắt, nhưng nếu làm phần UX cũng như tính năng kỹ thuật bên trong không tốt, gây khó khăn cho người dùng trong quá trình sử dụng, thì sản phẩm của bạn cũng không được đánh giá cao.
Các nhà thiết kế UI/UX để có thể làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hội tụ đầy đủ các yêu cầu của người dùng cần trải qua quy trình làm việc bài bản, chi tiết.
UI/UX có vai trò như thế nào trong bất động sản?
Như đã phân tích ở trên, trong thời đại 4.0, các xu hướng tập trung vào trải nghiệm người dùng luôn được ưu tiên và đề cao, không chỉ trong ngành công nghiệp thiết kế web, mà gần như phổ biến ở mọi lĩnh vực kinh doanh khác, như các thiết bị công nghệ, đồ dùng trong gia đình, các thiết kế in ấn…và bất động sản cũng không là ngoại lệ.
Sự bùng nổ của công nghệ và internet thúc đẩy việc sử dụng các website như một kênh marketing online, đưa thông tin đến với người mua, giúp họ tham khảo cũng như tiếp cận thông tin cơ bản nhất về một dự án. Vì thế, trải nghiệm người dùng khi click (nhấp chuột) vào một website sau khi tìm kiếm trên google là rất quan trọng, bởi bất động sản là một ngành có đặc thù riêng biệt, khách hàng rất cần có cảm xúc khi quyết định xuống tiền với một sản phẩm bất động sản, bên cạnh những yếu tố quan trọng khác như chất lượng và tính pháp lý của dự án.
Vì thế, điều quan trọng với một chủ đầu tư hay một đơn vị phân phối là phải tạo lợi thế cạnh tranh ngay từ "vòng giữ xe". Đừng đưa khách hàng của bạn cho đối thủ chỉ vì website không hiển thị tốt trên di động. Theo đó, website của bạn phải tích hợp được các ứng dụng như đăng ký email, số điện thoại, check-in, share tới các trang mạng xã hội. Ngoài ra, với những dự án chuyên sâu còn có quản lý dự án bất động sản, quản lý sản phẩm bất động sản, ký gửi bất động sản…, đặc biệt là tính năng "call" trên di dộng, tạo điều kiện liên hệ tức thì giữa khách hàng với bạn.
Chắc chắn một website nào khi được thiết kế xong cũng mong nó hoạt động hiệu quả, tiếp cận đúng khách hàng, vì thế công việc SEO website (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là công việc quan trọng và nó phải được làm thường xuyên. Vì phản hồi được Google khuyến cáo sử dụng, nên không vì lý do gì mà người làm SEO lại không yêu cầu có nó. Công nghệ đang phát triển từng ngày, thậm chí là từng giờ, các bộ máy tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yahoo, Ask… cũng đang từng ngày thay đổi thuật toán của mình. Vì thế, website phải cho phép các quản trị viên can thiệp sâu vào website để phục vụ cho việc SEO website hiệu quả.
Việc sử dụng Popup (cửa sổ quảng cáo) trong thiết kế đã phát triển trong những năm qua, hiện đang được các nhà thiết kế sử dụng để hiển thị khuyến mãi dịch vụ mới nhất, kích thích người tiêu dùng liên hệ ngay. Do đó, các website bất động sản nên tích hợp lợi thế này. Điều đó giúp cho khách hàng của bạn khi nghiên cứu sản phẩm bất động sản có thêm nhiều thông tin mong đợi và từ đó đưa ra quyết định cuối cùng một cách nhanh chóng.
Tóm lại, UX/UI trở thành nền tảng trong xây dựng thương hiệu. Các giám đốc marketing (CMO) cũng phải bắt đầu quản lý UX/UI như một tài sản, cùng với các tài sản xây dựng thương hiệu khác, bởi chúng ngày càng gắn bó với nhau. Dưới đây là một số tiêu chí được xem như chỉ số đánh giá (KPI) về các hoạt động hướng tới UX/UI mà các bạn có thể tham khảo:
- Bao nhiêu phần trăm khách hàng của doanh nghiệp sử dụng các ứng dụng kỹ thuật số hoặc dịch vụ kỹ thuật số?
- Doanh nghiệp đã có đánh giá khách hàng hoặc nhóm khách hàng liên quan đến giao diện người dùng và yếu tố nhìn và cảm giác?
- Doanh nghiệp đã có đánh giá UI/UX của các đối thủ cạnh tranh?
- Dịch vụ đã có sẵn trên iPad, iPhone hay các thiết bị Android?
Nằm trong chuỗi hoạt động mở rộng và kết nối các hoạt động của cộng đồng, từ 1/8 - 15/8/2018, Cộng đồng King Broker kết hợp với ATP Software sẽ tặng 100 key bản quyền 1 tháng phần mềm simple facebook, simple zalo cho độc giả của Báo Đầu tư Bất động sản đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công việc, thu thập data chất góp phần mềm tăng tỷ lệ chốt sales. Ngoài ra, khi sử dụng các công cụ bạn sẽ được đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm của ATP theo sát và chăm sóc 24/7 để giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.
Chi tiết liên hệ hotline: 086.8888.000
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com