Thời gian gần đây, có xu hướng gửi ngoại tệ vào ngân hàng tăng mạnh.

Thời gian gần đây, có xu hướng gửi ngoại tệ vào ngân hàng tăng mạnh.

Tỷ giá sẽ tăng tới đâu?

(ĐTCK-online) Bắt đầu từ cuối tháng 3, tỷ giá VND/USD đã bắt đầu tăng trở lại và xu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn khi cầu về USD vẫn đang vượt quá cung. Trên thị trường tự do, tỷ giá đang tăng mạnh hơn rất nhiều so với thị trường chính thức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, từ nay tới cuối năm, dù tỷ giá sẽ còn tăng nhưng không tới mức quá gay gắt.

Bắt đầu từ cuối tháng 3, tỷ giá VND/USD đã bắt đầu tăng trở lại và xu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp diễn khi cầu về USD vẫn đang vượt quá cung. Trên thị trường tự do, tỷ giá đang tăng mạnh hơn rất nhiều so với thị trường chính thức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngân hàng, từ nay tới cuối năm, dù tỷ giá sẽ còn tăng nhưng không tới mức quá gay gắt.

Hiện nay, trên thị trường tự do, tỷ giá vẫn đứng ở mức 16.500 VND/USD, dù đã giảm đôi chút so với tuần trước (có thời điểm lên tới 16.700 VND/USD) nhưng vẫn cao hơn khá nhiều so với tỷ giá của các ngân hàng (khoảng 16.182 VND/USD).

Trước tình trạng thiếu USD trên toàn hệ thống, các tổ chức quốc tế đã thay đổi dự báo về tỷ giá trong năm 2008. Nếu như đầu năm, các tổ chức đều nhận định đồng Việt Nam sẽ lên giá so với USD (tỷ giá VND/USD giảm) dưới sức ép tăng nguồn cung USD thì tới nay, các tổ chức quốc tế đã dự báo tỷ giá sẽ tăng (nghĩa là đồng Việt Nam mất giá) trong năm nay. Trong báo cáo mới nhất của Goldman Sachs, tổ chức này dự báo tỷ giá trong 3, 6, 12 tháng tới sẽ tăng lần lượt là 16.220; 16.260; và 16.400VND/USD.

Theo Goldman Sachs, dưới sức ép của thâm hụt thương mại đang tăng cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ có xu hướng điều hành tỷ giá theo hướng tăng nhằm hỗ trợ xuất khẩu và hy sinh chính sách điều chỉnh giảm tỷ giá nhằm giảm sức ép lạm phát từ nhập khẩu. Theo một mô hình tính toán của HSBC, 1% đồng Việt Nam lên giá (tỷ giá giảm) sẽ giúp giảm bớt từ 1 - 1,5% lạm phát.

Trên thị trường, các ngân hàng vẫn đang mua/bán ngoại tệ tại tỷ giá trần 1% do NHNN quy định. Do vậy, tỷ giá mua/bán ngoại tệ của các ngân hàng vẫn đang tăng đều đặn, khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng của NHNN liên tục được điều chỉnh tăng. Tính tới ngày 20/5, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng tới 16.122 VND/USD.

Theo một quan chức NHNN, trước tình hình thiếu hụt ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, NHNN sẽ tiếp tục chính sách bán ngoại tệ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Được biết, trong vài tháng trở lại đây, NHNN đã bán ra tổng cộng trên 2 tỷ USD cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vị quan chức này khẳng định, từ đầu năm tới nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, dù với tốc độ chậm hơn năm trước.

Một lãnh đạo ngân hàng thương mại nhà nước cho biết, trong thời gian gần đây, có xu hướng gửi ngoại tệ vào ngân hàng tăng mạnh so với trước đây. Theo tìm hiểu của ĐTCK, tại một số ngân hàng khác cũng có diễn biến tương tự. Có thể lý giải hiện tượng này một phần là do các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động bằng ngoại tệ (nhiều ngân hàng đã tăng tới mức 7%/năm) sau khi NHNN bỏ trần lãi suất huy động và thỏa thuận của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng không còn hiệu lực.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố lãi suất hấp dẫn, phải chăng đang có một xu hướng đầu cơ ngoại tệ trên thị trường khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng cao, một xu hướng mà sẽ tiếp tục làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường và làm tỷ giá tăng cao hơn?