Trong những ngày qua, các nhà băng dần đẩy giá bán ngoại tệ lên kịch trần, tăng gần 200 đồng/USD so với cuối tháng trước. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, tỷ giá sẽ khó tăng đột biến trong nửa cuối năm nay, vì lạm phát đang trong xu hướng giảm.
Giá USD được niêm yết tại các NHTM hiện là 20.966 - 21.036 đồng/USD, tăng khoảng 200 đồng/USD so với cuối tháng 5/2012. Điều này đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư và cả người dân, vì lãi suất tiền đồng đang trên đà giảm, trần huy động chỉ còn 11%/năm và theo lộ trình, sẽ tiếp tục điều chỉnh để về mức kỳ vọng 9 - 10%/năm vào cuối năm nay.
Chính điều này đã khiến những người đang gửi tiết kiệm tiền đồng do dự trước câu hỏi có nên tiếp tục gửi VND hay chuyển một phần vốn sang USD. Xu hướng này cũng từng xảy ra tại thị trường Việt
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, tỷ giá tăng nhẹ thời gian qua là do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu của các DN xuất khẩu đang tăng lên. Đồng thời, chỉ số công nghiệp cũng bắt đầu hồi phục. Theo ông Thành, khả năng kiểm soát lạm phát trong năm nay ở mức dưới 9% là khả thi. Bởi các yếu tố tác động đến chỉ số giá trong thời gian từ nay đến cuối năm được dự báo là không đáng kể. Vì thế, lãi suất tiết kiệm tiền đồng sẽ giảm dần trong thời gian tới. Trong bối cảnh hiện nay, ông Thành cho rằng, gửi tiết kiệm VND vẫn lợi hơn, vì tỷ giá chỉ có thể tăng nhẹ trong biên độ dao động 1 - 2% trong thời gian còn lại của năm.
Còn theo ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB, nguy cơ lạm phát cao đã thực sự được đẩy lùi, tỷ giá cũng sẽ không có những biến động mạnh đột ngột. Ông Hải cho biết, thị trường Việt
Gần đây, tỷ giá tăng và các nhà băng đẩy giá bán lên kịch trần được lý giải do nhu cầu ngoại tệ trả nợ của DN tăng khi các hợp đồng tín dụng bằng USD đến kỳ đáo hạn. Vì thực tế, thời gian qua lãi suất VND ở mức cao, nhiều DN không muốn tiếp cận vốn tiền đồng khiến tăng trưởng dư nợ của ngành ngân hàng rơi vào tình trạng âm. Đối với các DN trong lĩnh vực xuất khẩu khi có nhu cầu vốn vay chỉ chọn vốn ngoại tệ, nhằm giảm áp lực chi phí sử dụng vốn vay, với mức lãi suất chỉ khoảng 6 - 6,5%/năm.
Nhu cầu vốn ngoại tệ của DN tăng, nên trong năm qua khi lãi suất tiền đồng lên tới 20 - 22%/năm, đồng thời tình hình huy động tiết kiệm VND ngày càng trở nên khó khăn, một số nhà băng đã huy động vốn ngoại tệ từ các ngân hàng nước ngoài lãi suất thấp để cho DN vay bằng USD. DN có nhu cầu vốn ngoại tệ cũng chỉ tranh thủ vay kỳ hạn ngắn để đề phòng rủi ro biến động tỷ giá. Phía ngân hàng cũng không dám cho vay kỳ hạn dài để dễ dàng thu vốn. Đến nay, khi hợp đồng đến hạn, DN cần ngoại tệ trả nợ vay nên phải mua USD trả nợ, tác động khiến tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, với việc NHNN dời thời gian áp dụng quy định tại Thông tư 03/2012/TT-NHNN chỉ cho vay vốn bằng ngoại tệ đối với DN xuất khẩu có nguồn thu bằng USD sang thời điểm 31/12/2012 (thay vì có hiệu lực kể từ ngày 2/5/2012) cũng phần nào tác động đến tỷ giá trong nửa cuối năm nay. Lãnh đạo một nhà băng thừa nhận, thời gian qua, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ông chủ yếu là cho vay USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một chuyên gia tài chính, cầu về ngoại tệ sẽ khó áp đảo cung trong những tháng cuối năm. Dù vẫn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng lượng kiều hối trong năm nay vẫn có thể đạt khoảng 8 tỷ USD trở lên. Nguyên nhân là do lãi suất tiết kiệm USD của Việt
Lãi suất VND giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm góp phần làm cho tỷ giá tăng lên. Mặt khác, đồng USD trên thế giới cũng có xu hướng tăng… phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, gửi tiết kiệm tiền đồng lúc này vẫn có lợi hơn và người dân nên chọn kỳ hạn dài. Vì sắp tới, lãi suất huy động tiền đồng sẽ tiếp tục giảm thêm. Còn tỷ giá trong năm 2012 sẽ ở trong vòng kiểm soát với mức tăng nhẹ 2% theo đúng thông điệp được Thống đốc NHNN đưa ra từ đầu năm.