Cụ thể, ông Malcolm Duncan thú nhận rằng, mới đầu, ông không thích ông Mandela, nhưng niềm đam mê và sự trung thực của ông này đã khiến Duncan không những không thích mà còn dành một sự ngưỡng mộ sâu sắc đối với người đàn ông sau này trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.
Vì vậy, khi thư ký riêng của ông Mandela, Mary Mxadana, nói với Duncan vào năm 2003 rằng công ty khai thác mỏ Harmony Gold muốn bán tượng vàng tạc bàn tay ông Mandela, và một nửa số tiền bán được sẽ đóng góp vào quỹ Children's Foundation của Mandela, Duncan đã nắm bắt ngay cơ hội này.
Duncan cho biết ông đã trả khoảng 360.000 USD sau đó cho các đồ vật trong bộ sưu tập hiếm có này, và một nửa số tiền được đóng góp vào quỹ trẻ em Mandela.
Ông Mandela đã ngồi hàng giờ đồng hồ để in bàn tay mình trong bước đầu làm bức tượng. (Nguồn: Malcolm Duncan)
Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, Duncan phát hiện ra rằng giấy chứng nhận tính xác thực của loại vàng dùng để tạc tượng bàn tay ông Mandela do Harmony Gold cung cấp không chính xác.
Sau nhiều tháng thảo luận giữa các luật sư của Duncan và Harmony Gold, cuối cùng Duncan đã được cấp giấy chứng nhận mới cho bộ sưu tập của mình.
Đáng nói, công ty này cũng đã tiêu hủy tất cả các bản tạc tượng bàn tay của cựu Tổng thống Mandela, do đó, bản của Duncan là bản duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Bức tạc tượng bàn tay cựu Tổng thống Mandela nặng hơn 9 kg vàng ròng. (Nguồn: Malcolm Duncan)
Theo nhiều nguồn tin, tượng bàn tay vàng trong bộ sưu tập được làm từ khoảng hơn 9 kg vàng và nếu chỉ tính riêng giá trị của chất liệu quý này đã lên tới 870.000 USD (gần 20 tỷ đồng) theo giá hiện hành.
Duncan ước tính bức tượng có giá trị lên đến 13 triệu USD (gần 300 tỷ đồng). Bên cạnh đó, ông cũng hy vọng cả bộ sưu tập sẽ được mua bởi một viện bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật hoặc bất cứ ai tôn trọng di sản của cựu Tổng thống Mandela.