Tuần mới, mua gì - bán gì?

Tuần mới, mua gì - bán gì?

(ĐTCK) Thông tin tích cực từ TPP đã giúp thị trường có tuần giao dịch khởi sắc, nhiều cổ phiếu hưởng lợi như thủy sản, dệt may, da giày đã có những phiên bùng nổ. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà đầu tư cá nhân được biết đến rộng rãi trên thị trường, đây chưa phải là nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhất từ TPP.

Nhà đầu tư 1970

Theo tôi, tuần tới, các nhà đầu tư nên cảnh giác các cổ dòng P và cổ TPP khi đua giá nóng.

Cuộc khủng hoảng thừa dầu, giá dầu giảm không thể kết thúc bằng 1-2 năm, mà nó cần cả thập kỷ. Giá dầu có thể bull tăng ngắn hạn, nhưng xu thế giảm dài hạn chưa thể kết thúc, khi cổ phiếu tăng giá khối ngoại sẽ xả hàng lớn, bởi tầm nhìn họ rất xa, điều này gây rủi ro.

Trong khi đó, TPP mãi tới năm 2018 mới có hiệu lực, nên những cổ hưởng lợi TPP cũng chưa có kết quả kinh doanh phản ánh ngay được. Quá trình tăng giá vừa qua chỉ là tăng bằng kỳ vọng chứ nội tại doanh nghiệp, kết quả kinh doanh chưa có gì thay đổi

Khi Việt Nam vào TPP, ngành nào sẽ lợi nhất? Giống như WTO, tôi đưa ra thứ tự từng nhóm sau:

Bất động sản đất nền

Năm 2007, khi Việt Nam vào WTO, nhóm này có những cổ phiếu cô đặc, vốn điều lệ nhỏ tăng giá lên giá vài triệu mỗi cổ sau nhiều lần chia thưởng tăng vốn. Điển hình là SJS, vốn điều lệ 50 tỷ đồng, HDG vốn điều lệ 12,5 tỷ đồng, đều sở hữu hàng chục đến hàng trăm héc-ta đất. Khi vào WTO, bất động sản Việt Nam được cả nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đổ vốn vào, đẩy giá bất động sản tăng chóng mặt, có nhiều nơi tăng đến 10-40 lần. Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn ăn theo tốc độ đô thị hóa, hạ tầng thay đổi…, thì những doanh nghiệp này như trúng mỏ vàng.

Khu công nghiệp

Khu công nghiệp hầu như không có nhà đầu cơ tham gia, bởi vậy tốc độ tăng giá đất là không đáng kể so với đất nền, không có bong bóng đất khu công nghiệp. Do vậy, lợi nhuận các doanh nghiệp này chỉ tăng nhẹ đều đều chứ không đột biến. Những doanh nghiệp đã bị pha loãng cổ phiếu quá nhiều, vốn điều lệ lớn, lợi nhuận/vốn không đáng kể thì cũng không nên kỳ vọng quá, có thể dẫn đến thua lỗ.

Các doanh nghiệp như may mặc, sắt thép, thủy sản

Tuy là ngành hưởng lợi trực tiếp, là ngòi nổ TPP, song mức độ hưởng lợi lại ít hơn, bởi chỉ hưởng lợi thuế từ 17% về 0 trong lộ trình 5-7 năm, thì cũng không có gì là lớn so với bất động sản lên giá gấp 2 gấp 3.

Bản chất những ngành này cạnh tranh khốc liệt bằng giá bán, không phải sản phẩm công nghệ phức tạp…, nên không có chuyện giá sản phẩm dễ tăng gấp rưỡi hay gấp đôi

Khuyến nghị

- NKG có EPS năm nay cao hơn TCM, NKG cũng hưởng lợi TPP, được giảm thuế xuất khẩu từ 15% về 0. Giá chỉ chỉ bằng 35% TCM - là mức định giá siêu rẻ. Quý III/2015, NKG có lợi nhuận sau thuế khoảng 60 tỷ đồng nhờ giá nguyên liệu đầu vào giảm và thêm nhà máy mới. Khả năng năm nay, NKG đạt lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng, thì PE chỉ là 3.

- TMT sau quý III bất lợi do tỷ giá và tháng Ngâu, Công ty đang bán hàng trở lại rất mạnh mẽ, lợi nhuận quý IV hứa hẹn trên 100 tỷ đồng, cả năm, EPS là 10.000, tăng trưởng 600% cùng kỳ. PE hiện tại khoảng 5 là siêu rẻ. Khối ngoại định giá những cổ tăng trưởng như TMT, mức PE khoảng 15 vẫn chưa đắt.

Ngoài ra, chú ý cổ phiếu siêu cô đặc kim cương như L14. Vốn điều lệ chỉ 32 tỷ đồng, vốn hóa hiện nay 150 tỷ đồng, nhưng có đến 3 khu đô thị hàng trăm héc-ta đất trung tâm TP. Việt Trì, giá trị không thua kém đất vùng ven ngoại ô Hà Nội hay TP. HCM.

L14 mang hình dáng SJS, HDG khi vào WTO trước đây. Khi vào TPP, giá đất sốt, thì giá L14 lên tiền triệu. Từ quý III/2015, L14 bắt đầu hạch toán mạnh lợi nhuận từ Khu đô thị Minh Phương.

...............................

Theo đề nghị của một số nhà đầu tư, chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi theo tên được các nhà đầu tư này dùng trên các diễn đàn chứng khoán - nickname. Các nhận định và khuyến nghị mua - bán các mã cổ phiếu, nhóm mã cổ phiếu là quan điểm cá nhân của các nhà đầu tư, không phản ánh quan điểm của Tòa soạn và chỉ có ý nghĩa tham khảo.
Tin bài liên quan